Friday 3 September 2010

Economist nhìn về VN

http://viet-studies.info/kinhte/VN_PlusOneCountry_Economist.pdf

Bài này TS. THD convert ra Pdf, mình đi chôm lại (hổng có gan đọc báo trong trường xong rồi convert ra pdf rồi post lên).

Mấy điểm thú vị:

Thứ nhất, chính sách TQ+1 và cái sự nghèo đói của người dân ở VN. Cái sự tăng lương trong bối cảnh lạm phát thấp của TQ hóa ra lại là lợi thế cho VN (lương tăng ít, lạm phát tăng nhiều)! Không biết nên cười kiểu nào. Nhìn cái graph mà thương cho người VN. Tăng trưởng GDP nhưng ai có lợi, nhiều người hỏi mà hổng ai dám trả lời, bữa nay Economist trả lời giùm bằng cái chart đó, giống cái tát vô mặt ...

Cái thứ hai là chuyện cúp điện ở Việt Nam đã trở thành chuyện quốc tế biết đến!

Cái thứ ba là trong khi người trong nước xem lạm phát thấp các tháng gần đây là đáng mừng, thì người ngoài lo sợ. Vì sao? Vì nó cao hơn nhiều nước khác, bao gồm các nước láng giềng có trình độ và tăng trưởng tương tự (coi cái bạn đang giành biển với mình thì biết).

Cái cuối cùng, Vinashin đã được nhắc tới như là một ví dụ của cái hệ quả "dominant state-owned enterprises" hay chaebol kiểu Việt. Công ty này trở thành 1 chuẩn quốc tế chứ không chỉ ở VN. Hôm trước Alan Phan đem Vinashin so với Enron và S. Darby để cho thấy nếu tính chỉ tiêu thua lỗ/%GDP thì Vinashin đã vào hàng kỷ lục gia. Hay quá, VN lại có 1 huy chương nữa, công ty Nhà nước làm ăn thua lỗ!

"Theo Bloomberg, tập đoàn này làm thất thoát khoảng 4,5 tỉ USD tài sản tương đương với 5% GDP của Việt Nam. So với xì-căng-đan kinh tế lớn nhất của Mỹ, Công ty Enron phá sản với tài sản tổng cộng hơn 65 tỉ USD (vốn hóa thị trường) tương đương với 0,6% GDP của Mỹ vào thời đó (2001). Ở Á châu, Tập đoàn Sime Darby của Malaysia đạt kỷ lục năm 2009 với số tiền lỗ hơn 1,8 tỉ USD, tương đương với 0,4% của GDP. So với thành tích của Vinashin, họ chỉ là đàn em."

http://www.tuanvietnam.net/2010-08-27-hien-tuong-pham-thanh-binh

------------------------

HQT hết biết nói gì, hết dám nói gì, máy cũng hết pin, đi ăn cơm.

No comments: