Friday 19 March 2010

Why USD-Index not reliable

18/3/2010

Often thrown around as the end-all solution for tracking the value of the US dollar, the dollar index is one of the poorest indicators for the true performance of the currency itself. Silver investors who pay heed to the dollar index will certainly be led astray, as there are fundamental reasons why the index simply is not accurate.

Understanding the Dollar Index

The US dollar index tracks the daily price of the US dollar against a basket of world currencies. By doing so, it provides a very simple and basic indicator to track the change of the dollar's value without complicated futures contracts and foreign exchange contracts. All told, it is a very easy way to track the value of the US dollar, but only against the value of other currencies.

Why the Index Fails

The reason the US dollar index isn't a good indicator is due to the way it is calculated. The index itself is made up of only six currencies, which represent 20 nations. The Euro, Yen, Pound, Canadian Dollar, Kronas and Francs are all included in the index.

As you can see from the list itself, the dollar index is relatively undiversified, even though it includes all the major currency pairs. However, it’s also flawed in that it tracks the value of a fiat currency against many other fiat currencies.

Thus, for the sake of discussion, if the US dollar were to lose half its value while the six major currencies in the index also lost half their value, the US dollar index wouldn't move at all.

Ignore the Index

Of the six included currencies, virtually all are represented by central banks that employ essentially the same monetary policy with a few minor exceptions. The European central bank is perhaps slightly “tighter” with monetary policy, as is the Swiss bank; however, the remaining four are practically all in bed with one another. That is, if one nation is inflating, you can count on the others to do the same. Most of this is conducted in the guise of protecting international trade, but often it’s done to devalue the debt that each of these nations owes to others.

Case in Point

To 2002 to 2010, the dollar index plunged from 120 to 80, a change of -33%. However, during that time period, real money – namely, gold and silver – rose by nearly 400%. This is due to the fact that fiat currencies fell equally to gold and silver, with the US dollar losing slightly more ground than the average of the other six components.

If you were to look at the US dollar index and ignore the price of gold and silver, you would think that gold and silver had risen 33%, while the US dollar had fallen 33% – which we know is completely inaccurate.

An Important Component of Precious Metals Investing

Although we often hear the media and prominent investors suggest gold and silver are purely hedges to the US dollar, they're also hedges to every other fiat currency around the globe. This is an important point often lost on new investors: their real money holdings of gold and silver aren't just anti-dollar, but they're anti-fiat.

Will Gold and Silver Investors Ever Get a Tax Overhaul?

With tax time right around the corner, investors of all types are preparing their finances to determine their final tax burden. While some investors are paying as little as 15% on their capital gains, precious metals investors are stuck paying 28% – but perhaps not for long.

Capital Gains Taxation

In the United States, long term capital gains taxes come in at just 15%, well under ordinary income tax rates. Unfortunately, the US government refuses to recognize gold and silver as similar investments, choosing to relegate them as “collectibles” and stamping a hefty 28% charge on any potential profits.

However, as precious metals investing becomes more popular, this once small group of investors is gaining weight with Congress. In recent years, many new resolutions to declare silver and gold an investment rather than a collectable have come before Congress.

An Unlikely Helper

Although physical bullion and exchange-traded funds compete directly with each other for investment dollars, exchange-traded fund companies are helping to lead the charge against unfair tax treatment. Even ETFs – which trade like stocks, pay dividends like stocks, and are bought and sold like stocks – are subject to the collectible tax rate of 28% if they hold certain commodities, mostly precious metals.

Of course, these companies have a stake in retaining their clients, and they have become leaders in a fight against unfair tax treatment.

Luckily for individual investors without the weight and pull of multi-billion dollar businesses, banks are also some of the biggest lobbyists in the nation, and they too have the ability to help the taxation lot of precious metals.

The Time is Now

With gold and silver prices making the nightly news alongside indexes like the Dow Jones and Nasdaq, now is a better time than ever for real tax reform and fair treatment for silver and gold investors.

Although a higher tax rate is unlikely to scare anyone away from the huge benefits of gold and silver, it would be a benefit for investors to receive the same tax treatment when they decide to cash in their earnings. Seeing as tax credits and fair taxing solutions are on the top of voters’ wish lists, and with the previous bill earning 15 cosponsors in the Senate, silver and gold investors are very much on their way to fair treatment.

Taxes Aside

Even with unfair taxing schemes by the federal government, the advantages of gold and silver as a store of wealth are not lost. Throughout history, these two metals have prevailed through every financial meltdown, depression, war and famine to emerge as the best currency.

Though Uncle Sam may not appreciate your wise financial decision to buy metals and hedge your assets, you're doing the right thing. And as the political winds shift from left to right, pro-government to anti-government and everything in between, precious metals investors should be assured that they're on their way to one of the biggest tax overhauls in history. When real money is taxed fairly, expect a whole new movement into precious metals as currency.

Dr. Jeff Lewis

Sunday 7 March 2010

Fiscal crisis in Greece (cont) - Bệnh thành tích

http://cafef.vn/20100305042044136CA32/khung-hoang-tai-chinh-o-hy-lap-nguyen-nhan-la-benh-thanh-tich.chn

M&A case: Strategic disagreement

http://cafef.vn/20100303095117377CA31/co-phieu-lang-song-sau-mua-ban-sap-nhap.chn

Phạm Phú Ngọc Trai nghỉ hưu ra ngoài

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=367036&ChannelID=11

Một người tạo nên sự khác biệt trong pattern Coca lấn Pepsi trên toàn cầu, Pepsi tại VN win, and he gives much contribution.

Tuesday 2 March 2010

Mê Kông suy kiệt

http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201009/20100227235707.aspx

Các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông đang khiến ĐBSCL phì nhiêu, sông rạch chằng chịt đối mặt với khô hạn. Những tác hại đến sinh thái, môi trường, đời sống... của người dân ĐBSCL đang dần hiển hiện.

Mùa khô hạn tàn khốc

Trong tuần qua, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,1m, trong khi xâm nhập mặn sâu vào khoảng 30-40 km.

Tại thị xã Vị Thanh (Hậu Giang), nước mặn đã xâm nhập sâu vào các xã Tân Tiến, Hỏa Tiến và Hỏa Lựu. Độ mặn đo được ngày 26.2 từ 3,1 - 5 phần ngàn, dự báo trong những ngày tới gặp triều cường nước mặn xâm nhập sâu hơn vào nội ô thị xã Vị Thanh và nồng độ có thể lên tới từ 6 - 8 phần ngàn.

Tại Tiền Giang, nước mặn đã xâm nhập vào đất liền trên 35 km buộc cơ quan chức năng phải đóng sớm cống Vàm Giồng ngăn mặn. Ngành nông nghiệp tỉnh này đang lo ngại nước mặn sẽ đe dọa trên 6.000 ha lúa đông xuân thuộc dự án ngọt hóa Gò Công. Tại Bến Tre, nước mặn đã xâm nhập sâu vào đất liền trên 23 km. Xâm mặn kéo theo tình trạng thiếu nước ngọt ở các xã ven biển như Thạnh Phước, Thừa Đức, Thới Thuận (huyện Bình Đại). Ông Ngô Văn Thử, Chủ tịch UBND xã Thạnh Phước cho biết, sau Tết hơn 10.400 nhân khẩu trong xã phải đi đổi hay mua nước ngọt với giá 2.000 đồng/40 lít về sử dụng. Dự báo từ nay đến tháng 5.2010, nước ngọt càng thiếu trầm trọng trong mùa hanh khô kéo dài.

Tại Cần Thơ, xâm mặn đã lấn sâu vào huyện Vĩnh Thạnh. Tại An Giang, nhiều kênh nội đồng gần như trơ đáy; người dân vùng núi Tri Tôn, Tịnh Biên phải đi mua nước sạch với giá 2.000 đồng/30 lít. Ông Trần Văn Mì, Trưởng phòng NN-PTNT H.Tri Tôn cho biết huyện đang triển khai dự án nạo vét 14 tuyến kênh nội đồng, 5 công trình cấp nước với tổng kinh phí trên 4,2 tỉ đồng nhằm cung cấp nước sạch, nước tưới tiêu ruộng đồng.

Mê Kông đang bị “sát thương”

Sông Mê Kông chảy qua ĐBSCL với chiều dài khoảng 225 km, cung cấp nước và tôm cá dồi dào. Ước tính bình quân 1 ha đất trồng lúa phải tốn hơn 20.000m3 nước/vụ; bình quân mỗi

năm ĐBSCL xuống giống 3,8 triệu ha tức cần hơn 76 tỉ m3 nước. Riêng thủy sản, mỗi năm người dân hạ lưu sông Mê Kông khai thác khoảng 2,6 triệu tấn cá trị giá khoảng 2 tỉ USD. Đối với dân nghèo và nhà nông, sông Mê Kông là nguồn sống trời cho… Thế nhưng, nguồn sống ấy đang bị “sát thương” bởi hàng loạt đập thủy điện xây trên thượng nguồn sông.

Tại diễn đàn “Môi trường và nguồn sống trên sông Mê Kông” diễn ra ngày 3.2 ở TP Cần Thơ, các nhà khoa học đã tỏ ra lo ngại: Mê Kông là dòng sông lớn trên thế giới, tôm cá phong phú tạo sinh kế trực tiếp cho hơn 60 triệu người ở khu vực hạ lưu sông, thế nhưng dòng sông đang chết dần bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có các đập thủy điện.

Giới khoa học nhận định lưu lượng dòng chảy sông Mê Kông giảm chỉ còn 2/3 so với những thập kỷ trước do bị các đập thủy điện ở thượng nguồn ngăn lại. Lượng nước sông Mê Kông giảm sút kéo theo hàng loạt tác hại khôn lường như thiếu nước vào mùa khô và nguy cơ xâm mặn đe dọa từng ngày. Tiến sĩ Chu Thái Hoành, cán bộ Viện Nghiên cứu tài nguyên nước quốc tế (IWMI) nhận định các đập thủy điện sẽ giữ đến 16% trong tổng lưu lượng nước 475 tỉ m3/năm, ảnh hưởng 50% tổng lượng nước sông Mê Kông.

Theo thống kê của Liên minh bảo vệ sông Mê Kông, có 16 đập thủy điện đã và đang xây dựng cùng hàng trăm dự án chằng chịt trên các nhánh chính và rẽ làm thay đổi dòng chảy, ngăn chặn các loài cá di cư đẻ trứng, giảm lượng phù sa hằng năm. Chỉ tính riêng tại khu vực ĐBSCL, bình quân mỗi năm vào mùa lũ sông Mê Kông cung cấp 100 - 200 triệu tấn phù sa.

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia về đất ngập nước, cho rằng nguồn phù sa giảm sút nên người trồng lúa ở VN phải tăng chi phí cho phân bón và giá lúa sẽ tăng lên. Còn tiến sĩ Carl Middleton (Tổ chức Sông ngòi quốc tế Mỹ) ước tính việc xây dựng các đập trên sông Mê Kông sẽ làm mất đi 700.000 - 1,6 triệu tấn thủy sản/năm. Các nhà khoa học đúc kết tổng thiệt hại về thủy sản, nông sản có thể lớn hơn tổng lợi nhuận mà các nước thu được do việc xây đập thủy điện.

Theo tiến sĩ Dương Văn Ni, Giám đốc Trung tâm Thực nghiệm đa dạng sinh học Hòa An - Đại học Cần Thơ, việc xây các đập thủy điện đã kéo theo nhiều tác động như lũ về muộn hơn nhưng kết thúc sớm hơn. Tiến sĩ Ni cho rằng ngày xưa lũ lên từ từ, tôm cá theo nước lũ đẻ trứng sinh sôi nhưng nay lũ rút nhanh phá vỡ quy luật khiến tôm cá sinh sản theo không kịp con nước, phù sa theo đó cũng bị thất thoát trôi ra biển, trôi vào kênh rạch không vào ruộng đồng. Tiến sĩ Ni cho rằng việc các đập thủy điện thượng nguồn trữ nước không cho biết lúc nào xả nước lúc nào không càng gây khó khăn trong mùa khô hạn.

Hạ lưu nguy khốn

Các nước vùng hạ lưu đang lo lắng về những tác động tiêu cực xảy ra khi dòng chảy dưới này hoàn toàn phụ thuộc vào quy trình vận hành của các đập thủy điện trên thượng lưu sông Mê Kông.

Với mục đích phát điện, các hồ chứa sẽ cố gắng tích nước sớm ngay từ đầu mùa mưa. Nếu gặp năm lũ lớn, khi đỉnh lũ về gặp hồ đã đầy nước, không còn khả năng cắt lũ, có thể gây lũ lớn hơn cho hạ lưu. Còn vào những năm lũ vừa và nhỏ, phía hạ lưu - đặc biệt là ĐBSCL - sẽ có những ảnh hưởng nhất định trong cả mùa lũ và mùa kiệt.

Hằng năm, lượng phù sa sông Mê Kông xuống hạ lưu khoảng 150-170 triệu tấn (trong đó từ Trung Quốc chiếm 50%). Các đập thủy điện sẽ làm giảm lượng phù sa xuống hạ lưu và vùng ĐBSCL. Sản lượng thủy sản hằng năm của sông Mê Kông khoảng 400.000 tấn sẽ sụt giảm mạnh.

Các đập thủy điện còn ảnh hưởng tới giao thông thủy, du lịch, sự di cư của một số loài cá cũng như hệ sinh thái rất đa dạng của lưu vực, chưa kể những tác động đến chất lượng nước, sự bồi lắng, xói lở…

Biển Hồ (Campuchia) đóng vai trò rất quan trọng đối với sự điều tiết dòng chảy xuống châu thổ sông Mê Kông. Nếu lũ xuống hạ lưu giảm, Biển Hồ không tích đầy nước vào mùa lũ, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự điều tiết dòng chảy kiệt xuống hạ lưu.

Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan - Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ - cho rằng, ĐBSCL rất cần đến những trận lũ trung bình, ở mức khoảng 4,2m tại Tân Châu (An Giang). Tuy nhiên, từ năm 2003 cho tới giờ, lũ ở ĐBSCL chỉ ở mức xấp xỉ và thấp hơn trung bình nhiều năm. Một nhà khoa học tại TP.HCM nhận định: ĐBSCL không mong muốn những trận lũ lớn như các năm 1961, 1978, 1991, 2000… cũng như không mong đợi những trận lũ nhỏ như những năm 1998, 2005, 2008 vừa qua.

Vì vậy, nếu như các đập thủy điện ở thượng lưu làm giảm đỉnh lũ lớn để có thể ít nhiều mang lại lợi ích cho ĐBSCL, thì việc biến những trận lũ trung bình thành lũ nhỏ, biến lũ nhỏ thành không có lũ sẽ gây hại còn nhiều hơn so với lũ lớn.

Monday 1 March 2010

Chống lại những tay lướt sóng

Dành nhiều ưu đãi hơn cho cổ đông lâu năm có giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn trong dài hạn?

Sự sụp đổ ngoạn mục của nhiều tập đoàn tài chính lớn trong cuộc khủng hoảng năm 2008 cũng cố thêm niềm tin rằng thị trường cổ phiếu trong thế giới tư bản chỉ là thú lướt sóng nguy hiểm.


Dù gì thì cổ đông của các tổ chức tài chính vẫn niêm yết đều hoan hỉ chúc tụng lẫn nhau nếu lợi nhuận ngắn hạn cũng như giá cổ phiếu tăng cao nhờ liều lĩnh “đánh bạc” với cái núi tiền khổng lồ đi vay mà có.


Hóa ra những pha đặt cược ấy lại gây tác hại nghiêm trọng trong dài hạn đối với doanh nghiệp, cổ đông cũng như toàn bộ nền kinh tế nói chung.


Cổ đông chẳng còn thoái mái viện tới giả thuyết thị trường hiệu quả để biện luận rằng giá cổ phiếu tăng luôn phản ánh một viễn cảnh tốt đẹp hơn chứ không phải bất kỳ một bong bóng nào cả.


Nếu thị trường “dậy sóng” trong ngắn hạn, doanh nghiệp và nhà đầu tư nào chỉ quyết định dựa trên biến động giá cổ phiếu chẳng nên bất ngờ nếu họ có bị trừng phạt trong dài hạn.


Vậy thì nên làm gì để khuyến khích một tầm nhìn dài hạn hơn?


Một ý tưởng đang nhận được nhiều sự ủng hộ là nên để nhà đầu tư có thời gian nắm giữ cổ phiếu đủ lâu có tiếng nói mạnh hơn trong việc quản lý công ty.


Ví dụ như cổ đông có thời gian nắm giữ dài nên nhận được thêm quyền bỏ phiếu hoặc cổ đông mới có thể bị cấm bỏ phiếu.


Đầu thập kỷ 80, bình quân mỗi cổ phiếu trên Sàn giao dịch chứng khoán New York được trao tay ba năm một lần. Ngày nay thời gian nắm giữ trung bình giảm còn 10 tháng.


Điều đó lý giải mối quan ngại ngày càng tăng về nạn “lướt sóng”. Năm ngoái, một nhóm các nhà đầu tư kỳ cựu tại Mỹ (gồm Warren Buffett, Felix Rohatyn và Pete Peterson) đã xuất bản một báo cáo có tên “Khuất phục chiến thuật lướt sóng”.


Báo cáo này đề xuất nhiều biện pháp khuyến khích giới đầu tư nắm giữ cổ phiếu lâu hơn, gồm cả phong tỏa quyền bỏ phiếu của cổ đông mới trong vòng một năm.


Một ủy ban tư vấn tại Hà Lan đã đề xuất các hình thức thưởng cho cổ đông dài hạn, ví dụ như tăng cổ tức hay quyền bỏ phiếu sau khi đã nắm giữ cổ phiếu 4 năm.


Tương tự, Bộ trưởng Khu vực tài chính Anh Paul Myners cho rằng cổ đông ngắn hạn nên có ít quyền bỏ phiếu hơn.


Chủ tịch Cadbury cho đến khi bị Kraft thôn tính gần đây, ông Roger Carr nghĩ nhà đầu tư nào mua cổ phiếu một công ty sau khi công ty đó nhận được lời chào mua không nên được phép bỏ phiếu về chính lời chào ấy.


Đứng sau những đề xuất ấy là lý thuyết cho rằng ai nắm giữ cổ phiếu dài hạn sẽ hành xử giống người chủ sở hữu hơn những ai chỉ chủ tâm lướt sóng.


Loại dân lướt sóng sang một bên sẽ khuyến khích nhà đầu tư không chỉ nắm giữ cổ phiếu lâu hơn mà còn tận dụng quyền bỏ phiếu của mình hơn, vì họ biết phiếu bầu của mình sẽ được tính tới khi bầu cử hội đồng quản trị.


Cách làm này có tác dụng không?


Đáng mừng là một hệ thống cổ đông hai “cấp” đã được áp dụng từ lâu tại Pháp. Cổ phiếu có quyền bỏ phiếu gấp đôi nếu được nắm giữ trong một thời gian nhất định thường là 2 năm cho dù đôi khi lên tới 10 năm.


Một nghiên cứu gần đây của Chiraz Ben Ali, nhà kinh tế tại ĐH Paris Dauphine cho thấy tác động chính của cơ cấu hai “cấp” là tăng sự bất bình đẳng đối với cổ đông thiểu số (thường sở hữu số cổ phiếu có ít quyền bỏ phiếu hơn).


Ví dụ như kế toán thường ít minh bạch hơn. Phải thừa nhận là cơ cấu bảo vệ cổ đông thiểu số yếu ớt tại Pháp cũng một phần là kết quả của hệ thống hai “cấp” này. Do đó, tăng quyền bỏ phiếu không phải là phương thuốc chữa bách bệnh.


Mặc dù không doanh nghiệp Mỹ nào có nhiều “cấp” cổ đông, đôi khi họ lại sử dụng một cơ chế khác để giải tỏa bớt áp lực tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn: mỗi năm chỉ tái cử một thiểu số thành viên HĐQT.


Theo Lucian Bebchuk từ Trường Luật Havard, lợi nhuận dài hạn của các công ty theo cơ chế này lại thường thấp hơn.


Ngắn hăng hái, dài thờ ơ


Công bằng mà nói, có bằng chứng dù chưa hẳn đã thuyết phục cho thấy cổ đông ngắn hạn như các quỹ đầu cơ có thể cải thiện hoạt động của các doanh nghiệp được điều hành kém thông qua một chiến dịch ngắn ngày.


Colin Melvin, ông chủ của Hermes Equity Ownership Services, chỉ ra rằng, “Phân biệt quyền bỏ phiếu có thể giúp bảo vệ ban quản trị an toàn hơn nhưng lại làm họ thiếu trách nhiệm với cổ đông hơn.”


Nói tóm lại, thời gian nhà đầu tư nắm giữ một cổ phiếu không cho thấy người này hứng thú với việc điều hành doanh nghiệp đến đâu.


Nhiều nhà đầu tư chỉ số dài hạn nắm giữ cổ phiếu nhiều năm mà chẳng quan tâm gì đến chuyện doanh nghiệp họ đầu tư được điều hành ra sao.


Đương nhiên cũng có lập luận về tính đạo đức của việc tước quyền của người sở hữu tài sản cho dù họ có hiếm khi dùng tới nó đến đâu.


Vấn đề cốt lõi không phải là làm thế nào để khuyến khích nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu lâu hơn mà là làm thế nào để khuyến khích họ làm tròn trách nhiệm của một người chủ sở hữu hơn bất chấp thời hạn nắm giữ có là bao lâu.


Thay vì tạo ra một hệ thống cổ đông nhiều “cấp”, chính phủ và các cơ quan giám sát có thể dành thời gian chuẩn hóa khái niệm “trách nhiệm ủy thác” trong lĩnh vực tài chính.


Tốt hơn là những nhà đầu tư nào đã mất tiền trong cuộc khủng hoảng tài chính một phần vì chiến thuật lướt sóng mà họ theo đuổi nên tự lo cho chính mình bằng cách đòi những quỹ hỗ tương, quỹ lương hưu họ đã gửi gắm tiền bạc nên có một tầm nhìn dài hơi hơn nữa.