Wednesday 27 April 2011

Chuyện văn hóa đọc

Đọc thấy mấy bài gần đây nói về cái này nhiều nhưng mà chỉ thấy thích bài này .

Cái vấn đề của chuyện đi xe buýt tìm người đọc sách để liên kết tới chuyện văn hóa đọc thì có nhiều vấn đề rồi.

1. Sample có thể bị hoàn toàn biased, không control cho selection bias (hoặc cả survivorship bias). Những người lựa chọn đi xe buýt và phải thường đi xe buýt có thể có constraint nhất định đối với chuyện đọc sách (income, enviroment, education, etc). Giống như gần đây có research nói là female analyst better, nhưng có argument cho là vì female mà chọn đi cái nghề đó và tồn tại trong đó thì phải có better ability. Hoặc là nói công ty disclose more thì có value cao hơn rồi kết luận là thị trường reward cho more disclosure. Chưa chắc, vì có thể công ty có good prospect sẽ choose to disclose more (tốt khoe, xấu che mà), như vậy nó không disclose thì bản thân investors cũng có thể biết loại công ty đó đang tốt và đẩy value nó lên (trường hợp Facebook gần đây chẳng hạn). Do đó, về cơ bản là những trường hợp như vậy thì heterogeneity bias không được control đàng hoàng.

2. Định nghĩa "văn hóa đọc" là cái gì, không rõ ràng, dễ dẫn đến đánh tráo đối tượng. Đọc là đọc cái gì, đọc cái gì thì được tính là có văn hóa đọc?? Đọc truyện tranh Conan (tui thường đọc) có được tính không? Đối tượng nghiên cứu không rõ ràng như vậy thì kết luận không có nhiều ý nghĩa.

3. Khó có thể so sánh nước A (đang phát triển) với nước B (đã phát triển). Institutional settings không giống nhau, demographic characteristics không giống nhau, economic development level không giống nhau. Nói đơn giản, các bạn cũng biết là ở bên này ngồi bus với train hay tram có khi đi mất mấy tiếng mới tới nhà, ngồi trên đó mà không work thì đọc sách, nghe nhạc thôi (trừ người như tui thì ... ngủ). Xe bus bên này lúc có đủ chỗ không chen lấn, ngồi đọc sách được thì đọc, lúc chen lấn thì người cầm sách cũng phải lo ... chen chớ.

No comments: