Saturday 3 April 2010

Tại sao DN Vietnam chưa niêm yết sàn Mỹ

http://tuoitre.vn/Kinh-te/Tai-chinh-Chung-khoan/371490/Tai-sao-doanh-nghiep-Viet-chua-niem-yet-sannbspMy.html

Trở ngại lớn nhất hiện nay đối với các doanh nghiệp khi lên sàn ngoại?

- Muốn lên sàn Mỹ, chi phí ít nhất 1-2 triệu USD nhưng không quan trọng vì nhiều Quỹ Đầu tư và Mạo hiểm (VC) sẽ bảo lãnh tài trợ cho doanh nghiệp lên sàn. Vấn đề quan trọng nhất là tính minh bạch trong điều hành doanh nghiệp.

Tôi thấy, nhiều công ty của Trung Quốc như Alibaba, Sohu… cũng từ những công ty nhỏ của nước này nhưng đã mạnh dạn lên sàn quốc tế và trở thành công ty có vốn hóa 6-7 tỷ USD. Vấn đề là doanh nghiệp phải quyết chí và biết rõ con đường mình đi. Không chỉ biết “lấy ngắn nuôi dài” mà phải quyết tâm đi đến mục tiêu bằng bất cứ giá nào. Cứ đi rồi sẽ tới, đừng trông chờ quá nhiều vào Chính phủ.

* Cần biết những điều kiện và đòi hỏi gì khi niêm yết sàn Mỹ, thưa ông?

- Hai điều kiện chính để niêm yết sàn Mỹ: Một là nộp hồ sơ đăng ký với SEC (Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Mỹ), có báo cáo tài chính đã được kiểm định quốc tế và được một nhà market maker bảo lãnh; Hai là tổ chức bộ phận chuyên nghiệp về quan hệ khách hàng - nhà đầu tư.

Vấn đề không phải là lên sàn mà là làm sao anh bán được cổ phiếu sau khi lên sàn. Do đó, công ty phải có một bộ phận chuyên về thị trường nước ngoài và có nhân sự phục vụ việc đi tìm tư vấn, cố vấn chương trình tiếp thị cổ phiếu, xây dựng mạng lưới phân phối cổ phiếu...

* Theo ông, những công ty nào có lợi thế khi niêm yết sàn Mỹ?

- Nước Mỹ phát triển quá mạnh, quá cao trong khi Việt Nam là nước đang phát triển. Thế nên nhà đầu tư Mỹ luôn nghĩ đến những công ty có tính đột phá, sáng tạo, công nghệ cao... nghĩa là tất cả những khía cạnh của nền kinh tế mới - kinh tế kỹ thuật số được nhà đầu tư Mỹ ưa chuộng. Thành ra việc thuyết phục một nhà đầu tư Mỹ hay Âu châu mua cổ phiếu sữa hay địa ốc là chuyện khó vì ngành này không sinh lời cao từ tính đột phá của nó.

Tại sao nhiều doanh nghiệp Việt chỉ mới nghĩ đến thị trường Singapore mà không nghĩ đến một sân chơi lớn hơn như Mỹ? Dĩ nhiên là cũng có khó khăn nhưng đó cũng là một thách thức cho doanh nghiệp.

Sàn Mỹ có chừng 12.000 công ty, cái khó nhất là làm sao anh có thể bán được cổ phiếu? làm sao công ty mình nổi bật trong 12.000 công ty. Chai nước ngọt bán trong ngôi chợ làng có thể nổi bật hơn các sản phẩm cùng loại nhưng khi ra một khu đại siêu thị thì làm sao khách biết chai nước của anh. Vì vậy, vai trò tư vấn về tiếp thị để đạt hiệu quả là rất quan trọng. Ngoài ra, doanh nghiệp phải có hệ thống phân phối, bán hàng giỏi, phải có hình ảnh tốt đối với một cộng đồng mình muốn hướng tới.

Còn khó khăn về niêm yết tôi cho rằng không quan trọng. Chính phủ Mỹ cũng rất dễ dàng trong niêm yết nhưng anh phải minh bạch thông tin. Những chuyện tốt xấu, lỗ lãi phải nói hết trong hồ sơ niêm yết. Ở Mỹ, nói dốc với nhà đầu tư, không nói hết 100% sự thực, bị phạt tù nặng là chuyện bình thường.

Ở Mỹ, theo tôi biết chỉ có vài công ty theo dạng tập đoàn đa ngành trong khi đó, tại Việt Nam, ai ai cũng muốn ra tập đoàn đa ngành. Các nhà đầu tư Mỹ không mấy hăng hái với những dạng công ty này. Vì anh không phải là ông Warren Buffet để điều hành tốt đẹp mọi công ty.

Công ty bán thực phẩm mà cũng mở trường đại học, mở ngân hàng... là một điều rất khó hiểu.

No comments: