Tuesday 27 April 2010

Goldman Sachs: cơ chế sòng bạc

http://cafef.vn/20100422092920591CA32/song-bac-goldman-sachs.chn



Goldman Sachs đã hoạt động như một sòng bạc và thực chất của vụ scandal gian lận liên quan tới Goldman Sachs và “tay chơi” John Paulson còn là vấn đề chính trị.

Hôm 16/4 vừa qua, phố Wall lại một lần nữa rung chuyển sau khi Uỷ ban chứng khoán Mỹ (SEC) cáo buộc Goldman Sachs - tập đoàn tài chính hàng đầu nước Mỹ - về tội cố tình che giấu sự xung đột lợi ích trong mua bán chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản thế chấp làm các nhà đầu tư thiệt hại 1 tỷ USD.


Vấn đề này, thực chất đã được SEC nắm bắt phần nào nhưng vụ việc giờ mới được phơi bày ra ngoài ánh sáng. Dưới đây là bài viết trên Tờ Montrealgazette.


Hai năm trước đây, Uỷ ban chứng khoán Mỹ (SEC) đã nắm được những nội tình cơ bản về thương vụ dẫn tới scandal vừa được công bố rộng rãi trên các phương tiện đại chúng. Bây giờ, chính quyền của Tổng thống Obama đang cố gắp ép quốc hội Mỹ thông qua Luật “cải cách hệ thống ngân hàng”. Các mũi tên của chính quyền đang nhắm tới ngành tài chính và SEC đã chọn được một thời điểm cực kỳ hợp lý để làm bùng lên ngọn lửa tức giận trong nhóm những người căm ghét ngân hàng.


Ở châu Âu, Thủ tướng Anh Gordon Brown làm nóng cuộc bầu cử ở đây bằng cách gọi Goldman Sachs là “thiếu đạo đức”. Trong khi đó đối thủ đảng Dân chủ Tự do của Brown là Nick Clegg buộc tội hệ thống ngân hàng toàn cầu đang “liều lĩnh và tham lam”.


Sự thật thì tinh vi hơn nhiều. Trước khi quả bóng bất động sản nổ ra, John Paulson - một tay chơi giầu có thông mình và có tầm nhìn xa ở phố Wall (ông chủ quỹ đầu tư Paulson & Co và là một khách hàng của Goldman Sachs) đã nhận ra được rằng thị trường nhà đất “bị đẩy giá lên quá cao”, và “rất nhiều tài sản bất động sản thế chấp đã được các tay chơi thực thụ rút lui khỏi”.


Ông Paulson cũng đã nhận ra rằng (cho dù muộn, và giống như tất cả những người khác) rằng các chương trình NINJAS (không lợi nhuận, không việc làm và không tài sản) của chính phủ có thể mang lại những phiếu bầu nhưng không tạo ra được các tài sản đầu tư tốt. Tuy nhiên, điểm mấu chốt lúc đó là có rất ít người đồng ý với các kế hoạch này. Đó là một sức ép lên Paulsson và ông ta muốn đánh cược rằng mình đúng.


Những tay chơi cho rằng giá bất động sản có thể tăng lên tận cung mây là đối tượng Paulsson muốn tận dụng. Và ông ta đã yêu cầu Goldman - tổ chức đang vận hành một trong rất nhiều “sòng bạc” mà ở đó bất cứ sự đánh cược nào cũng có thể xảy ra - lập ra một “bàn chơi” với đặc điểm nổi bật là tính đầu cơ lớn. Đó là NINJAS - một hình thức tài sản dựa trên thế chấp ở cấp độ thứ 3. Paulson đứng sau và ủng hộ cho kế hoạch này.


Paulson và Goldman đã để cho thế giới biết rằng bất cứ ai muốn đánh cược ở chiều ngược lại với Paulson (những người cho rằng bong bóng bất động sản tiếp tục phình ra…) có thể tới sòng bạc và ném tiền vào đó. Paulson đã giúp để thiết kế ra một loạt các tài sản thế chấp dạng như vậy.


Nếu những người chống đối có cơ sở, bao gồm sự thất bại của Goldman, thì vai trò của Paulson đã bị đe doạ. Nhưng ở chiều ngược lại, Paulson sẽ nổi tiếng trong giới đầu tư.


Goldman khi đó không muốn chọc giận các khách hàng. Do đó, tập đoàn này đã chọn cách tung ra một số “lá bài tốt” lên bàn chơi. Về cách này hay cách khác, Goldman không là người tham gia vào cuộc đánh cược này. Lợi nhuận của tập đoàn đến từ việc vận hành trò chơi, và thu phí đối với tất cả những người tham gia, kể cả người đánh lên hay đánh xuống.


Khi mà các sản phẩm có tài sản thế chấp nói trên được hình thành, những tay chơi thông minh sẽ lao vào mua. Paulson khi đó sẽ bán khống. Điều này có nghĩa là ông ta sẽ vay các tài sản của những tay chơi thông minh vừa mua được rồi bán cho những tay chơi thông minh khác.


Paulson cam kết với những người cho vay nói trên rằng sẽ trả lại những tài sản đó vào một thời điểm theo thoả thuận. Sau đó Paulson chuyển toàn bộ số tài sản đó thành tiền. Giả dụ, Paulson bán một số tài sản trị giá 100 USD cho Ngân hàng Royal Bank of Scotland. Sau đó, thị trường lao dốc (đúng như kỳ vọng của Paulson). Ông ta mua lại các tài sản đó với giá thấp hơn, chẳng hạn ở mức 10 USD. Paulson tất nhiên là giữ đúng cam kết là trả tài sản cho người cho mượn. Mức lợi nhuận thu về cho vụ “bán khống” này là 90. Và những tay chơi thông minh là người thua lỗ.


Điều này cũng giống như nếu bán có thể bán chiếc hộp game X Box của con bạn với giá 100 USD trước thời điểm X Box 360 ra đời, thì bạn sẽ cảm thấy rất hài lòng. Hài lòng là vì sau đó bạn có thể mua lại một chiếc X Box cũ với giá chỉ có 10 USD (chiếc máy này vẫn hoạt động bình thường, và những đứa trẻ nhà bạn sẽ không nhận biết được sự khác biệt)


Trong bất cứ trường hợp nào, Paulson chỉ là một trong rất nhiều người đánh xuống (đánh cược rằng giá sẽ giảm), và Goldman chỉ là một trong nhiều nhà vận hành sòng bạc - nơi cung cấp phòng chơi cho cả người đánh lên (đánh cược giá lên) và đánh xuống.

-------------------------------------------
Bài này nói rõ ràng: GS làm sòng bạc, Paulson chơi với đám tay chơi quí tộc khác. GS vẫn giàu. Paulson hay ai chết kệ người ta.

Giống sàn vàng VN thôi.

Cho nên rõ ràng nói, nên mở sòng cho người ta chơi, nhưng mình đừng làm cái thì là khỏe. Nhìn ở khía cạnh này NH còn ngon hơn casino.

No comments: