Monday 26 April 2010

Bài học cho dân Trí thức - nhứt là PhD

http://www.tuanvietnam.net/2010-04-23-nguoi-that-viec-that-ma-khong-that-



Thế là ông tiến sĩ kinh tế trở thành nhà kinh doanh bất đắc dĩ, phụ trách một xí nghiệp đời sống cỏn con như để chứng minh cho thái độ cống hiến của người trí thức khi xã hội cần. Khổ nỗi, bên dưới anh là một bộ máy mang tính tập thể chung chung, trong đó nổi bật lên có trưởng phòng kế hoạch, người thường xuyên "đạo diễn" nhiều thương vụ mà những sai phạm đã đưa giám đốc Phan Tường Vân vào tù do chữ ký của anh gắn liền với trách nhiệm về những hợp đồng làm ăn không có khả năng thanh toán. Số nợ lên đến cả tỷ đồng, nhân vật chủ chốt là trưởng phòng kế hoạch đã cao bay xa chạy, xí nghiệp giải thể. Ông tiến sĩ ôm trọn gói nợ.

Đó là con người đáng thương hơn đáng tội, một nạn nhân chứ không phải là kẻ chủ mưu. Không chỉ là nạn nhân của người cộng sự mà còn là nạn nhân của một tình hình nhiễu nhương trong làm ăn vào những năm cuối thập niên 80. Anh ngây thơ đến mức không thể hiểu rằng vào thời kỳ 1987-1988 làm ăn chụp giật, phải là những tay lì lợm mới vượt qua khỏi cơn sóng dữ. Anh không phải là tay lì lợm, cũng không phải là người có đầy đủ thuộc tính của nhà kinh doanh. Anh ảo tưởng rằng tri thức trong sách vở có khả năng thắng được mánh mung, lường gạt. Anh không học thuộc được câu của người đời: "Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy".

Cái môi trường làm ăn bát nháo đó hoàn toàn không phù hợp với một nhà nghiên cứu như anh. Anh đã chọn sai điểm rơi của sự cống hiến, không như trước đây liên tục bảy năm anh làm chuyên viên kinh tế cho Ủy ban Khoa học Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, dù chỉ là một thứ công việc tạm bợ qua ngày.

--------------------------------------
Bình loạn

Bài này nói lên một số điều đáng chú ý:
1/ Đừng tưởng học cao (cao học :)), học PhD gì đó, thì có thể làm chuyên gia, làm doanh nghiệp được. Nhứt là PhD là được train để làm academic (theo người viết thì còn xa thiệt xa cái gọi là scientist), nếu ra làm doanh nghiệp, thì cũng là một anh/chị học việc như ai. Đối với dân học Quantitative research của business (giống cái người dư hơi để viết cái bình loạn này), cùng lắm ra làm Quants cho IB, Quant Data analysts hay gì đó. Với cái chuyện đùng 1 cái ra làm director, hay manager thì chắc khác hẳn. Đi bàn hợp đồng với khách hàng không thể nói OLS hay GMM, càng không thể bàn về EMH.

Hồi xưa lúc mới làm trader, 1 đàn anh dạy mình nhiều thứ xong kêu ra thử chợ trời ngoại tệ của HCM hay Hà Nội, cầm cái laptop đủ thứ model và chấp nối reuters luôn, coi có làm lại dân buôn ngoại tệ không biết Anh văn, tay cầm có cái máy tính casio có 10 số và cộng trừ nhân chia thôi không. Nhờ cái bài học này mà mình tồn tại cho tới giờ. Sau này có nhiều người nói học ở nước ngoài cho lắm xong về VN ứng dụng được cái gì đâu, mình nghĩ lại thì thấy ứng dụng được cái gì hay không là coi người ta hiểu về VN bao nhiêu. Nếu không hiểu nhiều thì có chịu làm học việc học những cái locals của Việt Nam từ đầu hay không rồi mới tính. Một người không biết gì hết về cái môi trường VN thì làm sao ứng dụng được gì. Người mới bắt đầu không biết gì hết về một cái môi trường mới thì phải làm người học việc, học lại cái cơ bản nhứt. Người học việc là người học việc, ai cũng như nhau, có bằng phổ thông trung học hay PhD thì cũng như nhau (chỉ mong PhD không học hỏi chậm hơn người ta, nhứt là bản thân cái người đang bình loạn này :))). Nếu không chấp nhận tui là PhD mà bắt tui học việc à, thì phải đi kiếm cái chỗ khác mà mình hiểu về nó và người ta không bắt mình học việc để làm thôi. Cái chỗ nó train mình tốn cơm tốn gạo 5 3 năm là cái chỗ more likely cho mình khỏi học việc mà mình cũng (có thể) làm được liền.

2/ Ai giỏi cái gì thì làm cái đó. Ráng "cống hiến" sai chỗ thì mệt lắm. Bởi mới nói dân businessmen phải có bản lĩnh, vì họ chả biết họ làm ăn cái nào tốt, phải ráng mà thôi (Steve Jobs làm Mac, iphone thành công chắc gì làm search engine giỏi; còn Bill Gates qua làm smartphone hay fashion, hay Warren Buffet đi mở công ty cạnh tranh với Cocacola thì ai biết ra sao - cái này là tùy intuition của mỗi người). High risk - high return mà. Có người nói nhiều businessmen giỏi cái gì, toàn lừa lọc người ta. Thiệt ra mấy người đó giỏi ở chỗ lừa lọc người ta lâu vậy mà hổng bị ai chém hết trơn, mà cũng không bị lừa lại cho chết (có người làm ăn lâu năm nói với mình là không tin ai đi làm ăn ở VN mà không bị vài lần mắc bẫy, chỉ là coi mình cao tay với lì đòn cỡ nào).

3/ Dù ai nói môi trường kinh doanh VN giờ sao, chứ nghĩ lại so với hồi xưa khá lắm rồi.

4/ Disclaimer: Người bình loạn không chịu bất cứ trách nhiệm gì về những lời bình loạn trên và không thể cite tên bất kỳ ai có liên quan trong đoạn bình loạn. Người bình loạn cám ơn Facebook đã có application để link đến trang blogspot của mình. Người bình loạn cám ơn tác giả bài viết trích ở trên vì một bài viết nhiều thông tin và cám ơn TS Trần Hữu Dũng đã để link tới bài này trên Viet-studies. Cuối cùng, lâu lâu điên 1 chút, bà con quen biết nhớ thông cảm.

No comments: