1/ Ông Seck Yee Chung, Công ty Luật Baker & Mc Kenzine nhận xét, khó khăn lớn nhất với hoạt động M&A tại Việt Nam là chưa có hành lang pháp lý riêng rẽ cho hoạt động này.
Hiện nay, các quy định về hoạt động M&A nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật: tại Luật Doanh nghiệp, có các quy định về hợp nhất, sáp nhập, mua cổ phần; trong hệ thống pháp luật đầu tư có một số quy định liên quan đến mua bán, chuyển nhượng… thừa nhận hoạt động M&A như một hình thức đầu tư trực tiếp; Luật Cạnh tranh cũng đã đưa ra những quy định quan trọng liên quan tới hoạt đông M&A, như hành vi hạn chế cạnh tranh, vị thế độc quyền…. Nhiều văn bản nhưng lại thiếu vắng một văn bản luật hay một hướng dẫn thống nhất.
Đồng ý với quan điểm này, ông Tô Hải, Tổng giám đốc CTCK Bản Việt bổ sung, các quy định về M&A tại Việt Nam hiện vẫn có độ vênh so với quốc tế. Điều này đặt cả DN, cơ quan quản lý vào trạng thái chưa sẵn sàng. Vì vậy, việc mua bán, sáp nhập hiện nay mới thực hiện đơn lẻ từng trường hợp, chứ chưa kỳ vọng vào việc bùng nổ nhiều thương vụ quy mô lớn trên diện rộng.
-------------------------
Kệ, VN chơi luật rừng. Chưa có luật càng tốt.
-------------------------
2/ Ông Lê Nhị Năng, Phó tổng giám đốc HOSE nhắc đến trường hợp Kinh Đô thâu tóm Tribeco (TRI) như một trường hợp tiêu biểu. Vào năm 2005, KDC âm thầm nâng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu TRI và bất ngờ tuyên bố đạt tỷ lệ sở hữu 35% số cổ phần trong sự bất ngờ của Ban lãnh đạo TRI.
Cuộc “hôn nhân cưỡng ép” bất đắc dĩ đó không cải thiện tình hình kinh doanh của TRI mà còn kiến Công ty đi xuống sau đó: 2 năm liên tiếp 2008 - 2009, TRI lỗ lũy kế hơn 230 tỷ đồng. Đây là bài học khi chủ sở hữu mới và ban điều hành cũ không tìm được tiếng nói chung.
--------------------------
Hàiz, bà con cứ tưởng curse of the winners gì đó, chứ thiệt ra, giờ coi bidder nó đè thằng target ra mà nó spin-offs coi là biết liền lời lỗ! VN chứ không phải Tây đâu à.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment