http://sgtt.com.vn/Thoi-su/120584/Dan-giu-USD-tuong-duong-du-tru-ngoai-te.html
Nhưng đây chỉ là một phần trong bức tranh người Việt Nam giữ tài sản bằng USD, thay vì tiền đồng. Người ta mua USD để cho con đi học nước ngoài, thanh toán ôtô nhập khẩu, trả tiền cho chiếc iPod, hay đơn thuần là cất trong tủ… Những hoạt động này làm nền kinh tế Việt Nam bị đôla hoá rất cao, ít nhất so với các quốc gia khác trong khu vực. Kinh tế gia trưởng của ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Martin Rama giải thích về hiện tượng này: “Người dân và doanh nghiệp không yên tâm về tỷ giá giữa đồng Việt Nam và USD. Có rất nhiều người đang găm giữ USD vì họ cho rằng găm giữ USD là biện pháp bảo vệ tài sản cho họ”.
Người Việt thực sự đang giữ bao nhiêu USD? Câu hỏi này gây tò mò cho chuyên gia kinh tế cao cấp Lê Đăng Doanh. Ông Doanh kể lại, ông đã cùng ngồi phỏng đoán với phó chủ tịch uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia Lê Xuân Nghĩa về con số này dựa trên nhiều yếu tố như dự trữ ngoại hối, vay nợ của Chính phủ, kiều hối, FDI, xuất khẩu, lượng ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng… đã công bố cuối năm ngoái. “Chúng tôi giật mình khi thấy sai số là 9,7 tỉ USD. Con số này không thấy xuất hiện trong tài khoản ngân hàng. Tức là nó nằm trong túi người dân (=>chắc túi người dân không, hay ... túi ai khác!!!) . Điều này cho thấy chúng ta không thiếu ngoại tệ, nếu huy động được số tiền này”, ông Doanh nói (nếu, ...).
Đánh giá của ông Doanh gần giống với một báo cáo mới công bố của ngân hàng Thế giới. Báo cáo này lưu ý rằng, có nhiều hạng mục bị sai số một cách không bình thường trong cán cân thanh toán (lên tới 10% GDP). “Người dân Việt Nam đang nắm giữ hàng tỉ USD”, ông Rama giải thích cho hiện tượng này.
Chuyên gia kinh tế trưởng của ngân hàng Thế giới tại khu vực Đông Á – Thái Bình Dương Vikram Nehru: “Thâm hụt tài khoản đối ngoại là đáng quan ngại đối với Việt Nam. Theo tôi, một cách giải quyết vấn đề này là tăng lãi suất. Nó sẽ mang lại hai kết quả. Thứ nhất là làm nguội bớt sức ép lạm phát; thứ hai là có hiệu ứng làm dòng vốn tài chính tạo ra thâm hụt quay trở lại, người dân rời bỏ USD để quay sang tiền đồng, qua đó dự trữ ngoại hối sẽ được bắt đầu tích luỹ lại”.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment