Monday, 31 May 2010

Bài về Thái Lan

http://sgtt.com.vn/Quoc-te/122676/Chup-cat-lop-cuoc-khung-hoang.html

Chênh lệch giàu nghèo giữa Bangkok với các tỉnh Bắc/Đông Bắc vẫn tồn tại thì các cuộc biểu tình phản đối chính phủ vẫn tiếp tục đeo đẳng chính trường Thái.


...

Dư luận chắc phải thừa nhận “sự cao tay” của ông Abhisit và tính tự chế khá tốt của người Thái nói chung, từ cả người biểu tình lẫn chính phủ. Dẹp được những người áo đỏ mà tính chính đáng của chính phủ không bị tổn thương nhiều, đặc biệt chưa thấy nước ngoài nào phê phán Chính phủ Thái Lan.

Giới quân sự từng hành động cương quyết trong những giai đoạn mất ổn định trước đây, kể cả giành chính quyền trực tiếp về tay mình. Sự bất ổn về chính trị trong xã hội Thái là hiện tượng lặp đi lặp lại. Nhưng điều này không cản trở “đất nước của nụ cười” gặt hái những thắng lợi kinh tế suốt cả thời kỳ dài. Tuy nhiên, hàng loạt những thách thức xã hội – tôn giáo trong tầm trung hạn đang tích tụ lại ngày càng nhiều. Liệu mô hình kinh tế – xã hội Thái tới đây vẫn “mỉm cười” mãi mãi?

http://sgtt.com.vn/Quoc-te/Cau-chuyen-dau-tuan/122759/Ky-2-Vi-sao-lai-Thai-Lan.html

Chủ nghĩa cơ hội cho phép những “tay chơi” chủ chốt có thể đổi chiến tuyến tuỳ theo thời thế. Nhưng xu hướng cơ bản của cuộc tranh giành quyền lực vẫn là cuộc chinh phục của trung tâm nhằm chế ngự các tỉnh phía Đông và Đông Bắc. Dòng chảy này bắt nguồn từ tận thế kỷ 14.

Nền kinh tế được toàn cầu hoá nhanh chóng cũng như nền dân chủ non trẻ của Thái Lan không được bỏ rơi phần lớn dân số, chủ yếu là những người nghèo sống ở các vùng nông thôn. Những người nghèo này chỉ thôi “uất hận”, khi họ được chia một phần bánh từ các nguồn phúc lợi và các định chế quyền lực.

Rõ ràng một đất nước dân chủ như Thái Lan không thể để cho một cá nhân hay một định chế duy nhất đóng vai trò quan trọng vượt lên trên các định chế khác. Nhất là trong thời gian này hoàng gia còn đang lo vấn đề kế vị ngôi báu.

No comments: