http://www.ft.com/cms/s/0/121fe9d0-1753-11df-94f6-00144feab49a.html
“The implication for Goldman Sachs or any other institution is, do you want to be a bank?” Mr Volcker said in a video interview with the Financial Times. “If you don’t want to follow those [banking] rules, you want to go out and do a lot of proprietary stuff, fine, but don’t do it with a banking licence.”
Wednesday, 24 February 2010
Monday, 22 February 2010
Thị trường vàng 2009
http://cafef.vn/20100215091355251CA34/con-dien-cua-gia-vang-nam-2009-lieu-co-lap-lai.chn
Market structure của thị trường vàng VN 2009:
Trading qua account với leverage lớn, nhưng khi trả lại thì lại đòi physical gold. Supply bị chặn do quota nhập khẩu, trong khi demand driven by leverage and speculation, supply không theo kịp.
Not a good design.
Market structure của thị trường vàng VN 2009:
Trading qua account với leverage lớn, nhưng khi trả lại thì lại đòi physical gold. Supply bị chặn do quota nhập khẩu, trong khi demand driven by leverage and speculation, supply không theo kịp.
Not a good design.
Thỏ, rùa & các bài học
Internet
Ngày xửa ngày xưa, có một con rùa và một con thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua.
Thỏ xuất phát nhanh như bắn và chạy thục mạng một hồi, và sau khi thấy rằng đã bỏ khá xa bạn rùa, thỏ nghĩ nó nên nghỉ mệt dưới một tán cây bên đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa từ từ vượt qua thỏ và sớm kết thúc đường đua, dành chiến thắng. Thỏ giật mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã thua.
Bài học của câu chuyện trên là: chậm và ổn định đã chiến thắng cuộc đua.
Nhưng cuộc sống không quá đơn giản như thế, câu chuyện được tiếp tục phát triển thêm:
Thỏ vô cùng thất vọng vì để thua và nó cố suy nghĩ. Nó nhận ra rằng nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng, thì rùa không thể nào có cửa hạ được nó. Vì thế, nó quyết định thách thức một cuộc đua mới. Rùa đồng ý. Lần này, thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy suốt một mạch về đích. Nó bỏ xa rùa đến mấy dặm đường.
Bài học của câu chuyện này: nhanh và vững chắc sẽ chiến thắng cái chậm và ổn định.
Nếu có 2 người trong công ty của bạn: một người chậm, nguyên tắc và đáng tin cậy; một người khác nhanh và vẫn đáng tin cậy ở những việc anh ta làm. Người nhanh và đáng tin cậy chắc chắn sẽ được thăng chức nhanh hơn. Chậm và chắc là điều tốt, nhưng nhanh và tin cậy là điều tốt hơn.
Nhưng câu chuyện cũng không dừng lại ớ đây. Rùa đã suy ngẫm kết quả và nhận ra rằng: nó không có cách nào thắng được thỏ trên đường đua vừa rồi. Nó suy nghĩ thêm một tí nữa và rồi thách thỏ một cuộc đua khác, nhưng có một chút thay đổi về đường đua.
Thỏ đồng ý. Họ bắt đầu cuộc đua. Như đã tự hứa với lòng mình là phải luôn nhanh, thỏ bắt đầu chạy và chạy với tốc độ cao nhất cho đến bên bờ sông. Vạch đích đến lại còn đến 2 Km nữa ở bên kia sông.
Thỏ đành ngồi xuống và tự hỏi không biết làm sao đây. Trong lúc đó, rùa đã đến nơi, lội xuống sông và bơi qua bờ bên kia, tiếp tục chạy và kết thúc đường đua.
Ý nghĩa từ câu chuyện này?.
Trước tiên, cần phải xác định ưu thế của mình, và sau đó là biết chọn sân chơi phù hợp.
Câu chuyện vẫn chưa dừng lại.
Đến đây, thỏ và rùa đã trở thành đôi bạn thân thiết và họ cùng nhau suy ngẫm. Cả hai nhận ra rằng cuộc đua sau cùng có lẽ sẽ có kết quả tốt hơn. Vì thế, chúng quyết định tổ chức một cuộc đua cuối cùng, nhưng chúng sẽ cùng chạy chung một đội.
Cuộc đua bắt đầu, thỏ cõng rùa chạy đến bên bờ sông, rùa lội xuống sông và cõng thỏ bơi qua bên kia bờ sông. Lên đến bờ, thỏ lại cõng rùa đưa cả hai cùng về đích. Và chúng cùng nhận ra rằng đã về đích sớm hơn rất nhiều so với các lần đua trước.
Bài học của câu chuyện này là gì?
Thật tuyệt vời nếu mỗi người đều thông minh và đều có ưu điểm riêng. Nhưng công việc sẽ có kết quả tốt nhất khi các bạn cùng làm việc với nhau trong một đội và cùng chia sẻ, tận dụng ưu thế của nhau.
Điều quan trọng của làm việc theo nhóm là phải chọn được người trưởng nhóm trong từng trường hợp cụ thể. Phải chọn được người có ưu thế về lĩnh vực mà họ làm trưởng nhóm.
Còn nhiều bài học nữa từ câu chuyện này. Lưu ý rằng cả thỏ và rùa đều không hề đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Thỏ quyết tâm làm việc hăng hơn và cố gắng nhiều hơn sau khi phải thất bại cay đắng. Rùa phải thay đổi chiến lược vì nó đã cố gắng làm việc hết sức.
Trong cuộc sống, khi phải chịu đựng, đối mặt với thất bại, có thể đó cũng là thời điểm thích hợp để cố gắng hơn và nỗ lực nhiều hơn nữa, nhưng đôi khi cũng cần phải thay đổi chiến lược và thử tìm kiếm giải pháp khác. Và đôi khi phải làm cả hai.
Thỏ và rùa cũng đã học thêm một bài học để đời khác: thay vì chúng chống đối (hay cạnh tranh) với nhau, chúng bắt đầu tìm cách giải quyết tình huống, và chúng đã cùng nhau làm tốt hơn rất nhiều.
Kết luận:
Câu chuyện ngụ ngôn thỏ và rùa đã dạy cho chúng ta khá nhiều bài học lý thú. Ý tưởng quan trọng nhất là:
- “nhanh và vững chắc” sẽ luôn đánh bại “chậm và ổn định”;
- làm việc với những ưu điểm của bạn, đầu tư nhiều tài nguyên và làm việc theo nhóm sẽ luôn chiến thắng bất cứ một cá nhân nào;
- không bao giờ đầu hàng hay nản chí sau thất bại.
- Và cuối cùng, phải tìm giải pháp cho mọi tình huống.
From my friend's FB: http://www.facebook.com/notes/hiu-mai-trung/bai-hc-rua-va-th/321888673356
Ngày xửa ngày xưa, có một con rùa và một con thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua.
Thỏ xuất phát nhanh như bắn và chạy thục mạng một hồi, và sau khi thấy rằng đã bỏ khá xa bạn rùa, thỏ nghĩ nó nên nghỉ mệt dưới một tán cây bên đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa từ từ vượt qua thỏ và sớm kết thúc đường đua, dành chiến thắng. Thỏ giật mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã thua.
Bài học của câu chuyện trên là: chậm và ổn định đã chiến thắng cuộc đua.
Nhưng cuộc sống không quá đơn giản như thế, câu chuyện được tiếp tục phát triển thêm:
Thỏ vô cùng thất vọng vì để thua và nó cố suy nghĩ. Nó nhận ra rằng nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng, thì rùa không thể nào có cửa hạ được nó. Vì thế, nó quyết định thách thức một cuộc đua mới. Rùa đồng ý. Lần này, thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy suốt một mạch về đích. Nó bỏ xa rùa đến mấy dặm đường.
Bài học của câu chuyện này: nhanh và vững chắc sẽ chiến thắng cái chậm và ổn định.
Nếu có 2 người trong công ty của bạn: một người chậm, nguyên tắc và đáng tin cậy; một người khác nhanh và vẫn đáng tin cậy ở những việc anh ta làm. Người nhanh và đáng tin cậy chắc chắn sẽ được thăng chức nhanh hơn. Chậm và chắc là điều tốt, nhưng nhanh và tin cậy là điều tốt hơn.
Nhưng câu chuyện cũng không dừng lại ớ đây. Rùa đã suy ngẫm kết quả và nhận ra rằng: nó không có cách nào thắng được thỏ trên đường đua vừa rồi. Nó suy nghĩ thêm một tí nữa và rồi thách thỏ một cuộc đua khác, nhưng có một chút thay đổi về đường đua.
Thỏ đồng ý. Họ bắt đầu cuộc đua. Như đã tự hứa với lòng mình là phải luôn nhanh, thỏ bắt đầu chạy và chạy với tốc độ cao nhất cho đến bên bờ sông. Vạch đích đến lại còn đến 2 Km nữa ở bên kia sông.
Thỏ đành ngồi xuống và tự hỏi không biết làm sao đây. Trong lúc đó, rùa đã đến nơi, lội xuống sông và bơi qua bờ bên kia, tiếp tục chạy và kết thúc đường đua.
Ý nghĩa từ câu chuyện này?.
Trước tiên, cần phải xác định ưu thế của mình, và sau đó là biết chọn sân chơi phù hợp.
Câu chuyện vẫn chưa dừng lại.
Đến đây, thỏ và rùa đã trở thành đôi bạn thân thiết và họ cùng nhau suy ngẫm. Cả hai nhận ra rằng cuộc đua sau cùng có lẽ sẽ có kết quả tốt hơn. Vì thế, chúng quyết định tổ chức một cuộc đua cuối cùng, nhưng chúng sẽ cùng chạy chung một đội.
Cuộc đua bắt đầu, thỏ cõng rùa chạy đến bên bờ sông, rùa lội xuống sông và cõng thỏ bơi qua bên kia bờ sông. Lên đến bờ, thỏ lại cõng rùa đưa cả hai cùng về đích. Và chúng cùng nhận ra rằng đã về đích sớm hơn rất nhiều so với các lần đua trước.
Bài học của câu chuyện này là gì?
Thật tuyệt vời nếu mỗi người đều thông minh và đều có ưu điểm riêng. Nhưng công việc sẽ có kết quả tốt nhất khi các bạn cùng làm việc với nhau trong một đội và cùng chia sẻ, tận dụng ưu thế của nhau.
Điều quan trọng của làm việc theo nhóm là phải chọn được người trưởng nhóm trong từng trường hợp cụ thể. Phải chọn được người có ưu thế về lĩnh vực mà họ làm trưởng nhóm.
Còn nhiều bài học nữa từ câu chuyện này. Lưu ý rằng cả thỏ và rùa đều không hề đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Thỏ quyết tâm làm việc hăng hơn và cố gắng nhiều hơn sau khi phải thất bại cay đắng. Rùa phải thay đổi chiến lược vì nó đã cố gắng làm việc hết sức.
Trong cuộc sống, khi phải chịu đựng, đối mặt với thất bại, có thể đó cũng là thời điểm thích hợp để cố gắng hơn và nỗ lực nhiều hơn nữa, nhưng đôi khi cũng cần phải thay đổi chiến lược và thử tìm kiếm giải pháp khác. Và đôi khi phải làm cả hai.
Thỏ và rùa cũng đã học thêm một bài học để đời khác: thay vì chúng chống đối (hay cạnh tranh) với nhau, chúng bắt đầu tìm cách giải quyết tình huống, và chúng đã cùng nhau làm tốt hơn rất nhiều.
Kết luận:
Câu chuyện ngụ ngôn thỏ và rùa đã dạy cho chúng ta khá nhiều bài học lý thú. Ý tưởng quan trọng nhất là:
- “nhanh và vững chắc” sẽ luôn đánh bại “chậm và ổn định”;
- làm việc với những ưu điểm của bạn, đầu tư nhiều tài nguyên và làm việc theo nhóm sẽ luôn chiến thắng bất cứ một cá nhân nào;
- không bao giờ đầu hàng hay nản chí sau thất bại.
- Và cuối cùng, phải tìm giải pháp cho mọi tình huống.
From my friend's FB: http://www.facebook.com/notes/hiu-mai-trung/bai-hc-rua-va-th/321888673356
Sunday, 21 February 2010
Vì sao mô hình kinh doanh Nhật Bản sụp đổ
http://vneconomy.vn/2010022104493373P0C99/thoi-nguy-khon-cua-cac-dai-gia-nhat-ban.htm
Great data presentation - Bank performance and compensation
http://www.ft.com/cms/s/0/4ce7a094-1c9e-11df-8456-00144feab49a.html
Earnings break down bank by bank
http://www.ft.com/cms/s/0/2e3f4f46-e316-11de-b965-00144feab49a.html
Earnings break down bank by bank
http://www.ft.com/cms/s/0/2e3f4f46-e316-11de-b965-00144feab49a.html
Điều chỉnh BQLNH và trần lãi suất USD
http://stox.vn/v2/Views/Web/MessagesDetail.aspx?MenuID=1&id=50329&catid=186&title=nhnn-dieu-chinh-ty-gia-binh-quan-lien-ngan-hang-giua-usd-va-vnd.stox
Một bài tóm tắt tỷ giá 2009 khá đầy đủ
http://stox.vn/v2/Views/Web/MessagesDetail.aspx?MenuID=1&id=50342&catid=186&title=di-tim-nguyen-nhan-thuc-cua-cang-thang-ty-gia.stox
Đầu tiên, xét trên thị trường liên ngân hàng. Ở giai đoạn 1, tỷ giá dao động trong khoảng 17.450 đồng - 17.700 đồng, cách giá trần khoảng từ 0 - 200 điểm (một điểm tương đương một đồng), lúc đó tính thanh khoản thị trường kém, nguồn cung khan hiếm, ngoại trừ thời điểm thị trường được bổ sung từ doanh thu xuất khẩu vàng.
Giai đoạn 2, tỷ giá liên ngân hàng sát giá trần của Ngân hàng nhà nước (Ngân hàng Nhà nước) trong khoảng 10 ngày sau khi Ngân hàng Nhà nước tăng biên độ tỷ giá (từ +/- 3% lên +/- 5% vào ngày 23/3/2009). Tuy nhiên đến 9/4, tỷ giá liên ngân hàng tăng mạnh và duy trì biên độ 200 - 600 điểm so với giá trần.
Giai đoạn 3, từ cuối tháng 10/2009, tỷ giá tăng mạnh và đến ngày 10/11, cao hơn giá trần 1.000 điểm. Biến động tỷ giá rất dữ dội, có ngày tăng 200 - 300 điểm và đạt đỉnh ở mức 19.750 vào 24/11. Chỉ đến khi Ngân hàng Nhà nước cho phép nhập vàng trở lại, tỷ giá ở thị trường này giảm trong 2 ngày nhưng vẫn cao hơn 1.200 - 1.500 điểm so với giá trần.
Giai đoạn 4, tỷ giá giao dịch liên ngân hàng giảm từ mức cao 19.800 đồng xuống 18.500 đồng, sát với giá trần.
Ở thị trường tự do, tỷ giá biến động dữ dội hơn rất nhiều. Giai đoạn 1, chúng dao động trong khoảng 17.450 đồng - 17.800 đồng, cao hơn tỷ giá trên liên ngân hàng trên 100 điểm. Giai đoạn 2, từ 18.180 đồng - 18.250 đồng nhưng từ nửa cuối tháng 6/2009, tăng lên mức 18.450 đồng - 18.500 đồng.
Sang giai đoạn 2, tỷ giá thị trường tự do tăng rất nhanh, đạt đỉnh 20.000 đồng rồi giảm nhanh về 18.700 đồng trước khi tăng trở lại và duy trì ở mức 19.000 đồng - 19.300 đồng. Đến giai đoạn 4, tỷ giá thị trường này giảm mạnh.
Nếu như tỷ giá hai thị trường trên biến động mạnh thì biến động của tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố làm cơ sở cho tỷ giá thị trường biến động rất ít. ở giai đoạn 1, chúng biến động nhỏ và xoay quanh mức 16.980 đồng. Giai đoạn 2, sau khi nới biên độ, tỷ giá giảm từ 16.980 đồng xuống 16.935 đồng (- 0,26%) và duy trì đến hết tháng 5/2009. Từ tháng 6/2009, mặc dù Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng dần nhưng mức tăng thấp.
Giai đoạn 3, nhịp độ tăng của tỷ giá bình quân liên ngân hàng vẫn không nhiều và tính đến 19/11/2009, mức tăng của chúng so với cuối 2008 chỉ 0,3%. Ở giai đoạn 4, kể từ 26/11, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 5,44% và so với cuối năm 2008, mức tăng của chúng chỉ 5,81%.
Cùng với USD, những ngoại tệ khác cũng tăng giá mạnh mẽ mà tỷ giá tính chéo giữa VND với một số ngoại tệ khác được áp dụng để tính thuế xuất nhập khẩu là một ví dụ. Và những nhà đầu cơ ngoại tệ khác ngoài USD đã vớ bẫm, mặc dù đó mới chỉ là số lời lãi tính trên tỷ giá tính chéo của Ngân hàng Nhà nước, còn thực tế thì còn lớn hơn nhiều.
Đầu tiên, xét trên thị trường liên ngân hàng. Ở giai đoạn 1, tỷ giá dao động trong khoảng 17.450 đồng - 17.700 đồng, cách giá trần khoảng từ 0 - 200 điểm (một điểm tương đương một đồng), lúc đó tính thanh khoản thị trường kém, nguồn cung khan hiếm, ngoại trừ thời điểm thị trường được bổ sung từ doanh thu xuất khẩu vàng.
Giai đoạn 2, tỷ giá liên ngân hàng sát giá trần của Ngân hàng nhà nước (Ngân hàng Nhà nước) trong khoảng 10 ngày sau khi Ngân hàng Nhà nước tăng biên độ tỷ giá (từ +/- 3% lên +/- 5% vào ngày 23/3/2009). Tuy nhiên đến 9/4, tỷ giá liên ngân hàng tăng mạnh và duy trì biên độ 200 - 600 điểm so với giá trần.
Giai đoạn 3, từ cuối tháng 10/2009, tỷ giá tăng mạnh và đến ngày 10/11, cao hơn giá trần 1.000 điểm. Biến động tỷ giá rất dữ dội, có ngày tăng 200 - 300 điểm và đạt đỉnh ở mức 19.750 vào 24/11. Chỉ đến khi Ngân hàng Nhà nước cho phép nhập vàng trở lại, tỷ giá ở thị trường này giảm trong 2 ngày nhưng vẫn cao hơn 1.200 - 1.500 điểm so với giá trần.
Giai đoạn 4, tỷ giá giao dịch liên ngân hàng giảm từ mức cao 19.800 đồng xuống 18.500 đồng, sát với giá trần.
Ở thị trường tự do, tỷ giá biến động dữ dội hơn rất nhiều. Giai đoạn 1, chúng dao động trong khoảng 17.450 đồng - 17.800 đồng, cao hơn tỷ giá trên liên ngân hàng trên 100 điểm. Giai đoạn 2, từ 18.180 đồng - 18.250 đồng nhưng từ nửa cuối tháng 6/2009, tăng lên mức 18.450 đồng - 18.500 đồng.
Sang giai đoạn 2, tỷ giá thị trường tự do tăng rất nhanh, đạt đỉnh 20.000 đồng rồi giảm nhanh về 18.700 đồng trước khi tăng trở lại và duy trì ở mức 19.000 đồng - 19.300 đồng. Đến giai đoạn 4, tỷ giá thị trường này giảm mạnh.
Nếu như tỷ giá hai thị trường trên biến động mạnh thì biến động của tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố làm cơ sở cho tỷ giá thị trường biến động rất ít. ở giai đoạn 1, chúng biến động nhỏ và xoay quanh mức 16.980 đồng. Giai đoạn 2, sau khi nới biên độ, tỷ giá giảm từ 16.980 đồng xuống 16.935 đồng (- 0,26%) và duy trì đến hết tháng 5/2009. Từ tháng 6/2009, mặc dù Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng dần nhưng mức tăng thấp.
Giai đoạn 3, nhịp độ tăng của tỷ giá bình quân liên ngân hàng vẫn không nhiều và tính đến 19/11/2009, mức tăng của chúng so với cuối 2008 chỉ 0,3%. Ở giai đoạn 4, kể từ 26/11, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 5,44% và so với cuối năm 2008, mức tăng của chúng chỉ 5,81%.
Cùng với USD, những ngoại tệ khác cũng tăng giá mạnh mẽ mà tỷ giá tính chéo giữa VND với một số ngoại tệ khác được áp dụng để tính thuế xuất nhập khẩu là một ví dụ. Và những nhà đầu cơ ngoại tệ khác ngoài USD đã vớ bẫm, mặc dù đó mới chỉ là số lời lãi tính trên tỷ giá tính chéo của Ngân hàng Nhà nước, còn thực tế thì còn lớn hơn nhiều.
Saturday, 20 February 2010
Bài toán 1000 trí thức Việt kiều
Let see after 20yrs, what will it be ...
http://tuanvannguyen.blogspot.com/2007/08/v-bi-ton-1000-tr-thc-vit-kiu-phn-1.html
http://tuanvannguyen.blogspot.com/2007/08/v-bi-ton-1000-tr-thc-vit-kiu-phn-1.html
Thursday, 18 February 2010
Đặng gia Việt Nam - A story
http://dantri.com.vn/c76/s76-379626/chuyen-lam-kinh-te-cua-nha-ho-dang.htm
Gia đình họ Đặng là một “hiện tượng” của nền kinh tế Việt Nam, khi nằm trong top những gia đình sở hữu tài sản nhiều nhất và có hai phụ nữ dẫn đầu danh sách 30 phụ nữ giàu nhất nước.
Đặng Thị Hoàng Yến - Cách chim đầu đàn
Chị cả của gia đình họ Đặng được biết đến nhiều ở cương vị Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Tân Tạo (ITA). Cùng với em trai là Đặng Thành Tâm, bà đã biến Tân Tạo, vùng đất nhiễm mặn của huyện Bình Chánh (TPHCM) thành một trong những khu công nghiệp kiểu mẫu đầu tiên tại Việt Nam.
Cho đến giờ câu mà bà Đặng Thị Hoàng Yến vẫn nhớ nhất là lời dặn dò của người cha: “Con là con chim đầu đàn, con bay về hướng nào thì các em sẽ bay theo hướng đó”. Trách nhiệm lớn lao ấy, cho đến hôm nay, những gì mà Đặng Thị Hoàng Yến đạt được đã vượt qua mong ước của thân phụ.
Tốt nghiệp Đại học Kinh tế năm 1980, Đặng Thị Hoàng Yến đã trải qua nhiều môi trường làm việc, từ doanh nghiệp tư nhân đến cơ quan nhà nước (bà từng giữ chức Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư TPHCM), nhưng thử thách lớn nhất mà bà trải qua và cũng là tiền đề cho những thành công ngày hôm nay, là tại thị trường Mỹ.
Mười năm trước, Đặng Thị Hoàng Yến đến Mỹ bằng visa với thời hạn 6 tháng dành cho doanh nhân. Sau khi tìm hiểu cặn kẽ từ một số người môi giới nhà đất bản địa, bà quyết định đầu tư xây nhà chung cư. Mua đất ở Houston (thuộc tiểu bang Texas) xong, khi đến ngân hàng để tìm nguồn tài chính cho việc thiết kế, xây dựng, Đặng Thị Hoàng Yến nhận được câu trả lời: Không đủ điều kiện vay tiền!
Không nản, bà dồn sức lập dự án, sau đó đến thẳng chính quyền bang nhờ giúp đỡ. Những cố gắng của bà được đền đáp khi chính quyền bang Texas đồng ý giúp bà thuyết trình dự án trước lãnh đạo các ngân hàng. Và dự án của bà đã thuyết phục được các ông chủ nhà hàng Mỹ.
Lợi nhuận từ lĩnh vực đầu tư khôn khéo đã giúp bà đủ lực để xây Tập đoàn Tân Tạo với hơn mười khu công nghiệp trên cả nước. Năm 2007, bà đứng thứ 15 trong top 20 người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán. Hai năm sau, Đặng Thị Hoàng Yến đã vươn lên vị trí thứ năm, với 2.700 tỷ đồng cổ phiếu ITA.
Chủ tịch Tập đoàn Tân Tạo cho biết, hiện các dự án bất động sản tại Mỹ vẫn tiếp tục và do khủng hoảng tài chính toàn cầu, ITA quyết định triển khai chậm các dự án mới, tập trung vào bán và cho thuê nhà ở tại các khu đô thị nhằm tạo tiền mặt, chờ nền kinh tế Hoa Kỳ hồi phục dần.
Riêng các dự án mà tập đoàn Tân Tạo đang đầu tư tại Việt Nam, Đặng Thị Hoàng Yến tỏ ra rất hài lòng, vì ITA đã biết tìm ra lợi thế do chính khủng hoảng mang lại: giá thành xây dựng hạ, việc đền bù giải tỏa không bị cạnh tranh, Chính nhờ vậy, chỉ trong hai năm 2008 - 2009, ITA đã thêm được 1.200ha cho quỹ đất, sẵn sang đầu tư các khu công nghiệp, khu đô thị, nhà máy điện… trong năm 2010.
Trong cuộc sống riêng Đặng Thị Hoàng Yến nếm trải những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua. Tai nạn giao thông đã cướp đi người chồng của bà khi con gái đầu lòng mới được vài tuổi, bé thứ hai sắp chào đời.
Bà đã thực hiện đúng lời hứa trước vong linh người chồng là nuôi dạy hai con nên người. Năm 2003, cô con gái lớn đạt giải nhì kỳ thi môn văn toàn nước Anh; năm 2004, đạt giải nhì cuộc thi phim dành cho các đạo diễn đang là sinh viên ở Anh. Còn cô thứ hai cũng đã vào đại học, có khát vọng tiếp nối sứ mệnh lãnh đạo doanh nghiệp của mẹ.
Đặng Thị Hoàng Yến còn có ước mơ cháy bỏng là xây dựng một trường đại học chất lượng cao. Tháng 10/2009, bà đã sang thăm Đại học Harvard được lãnh đạo trường tiếp đón trọng thị và mời ghi vào sổ lưu niệm dành cho khách quý. Đây là chuyến đi mở đầu cho hy vọng Việt Nam có trường đại học tư nhân đầu tiên đạt chuẩn quốc tế.
Đặng Thị Hoàng Phượng - “Nốt trầm” không thể thay thế
Con gái thứ ba của gia đình họ Đặng hiện là Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (Saigon Invest - SGI), được giới phân tích đánh giá là cánh tay phải của Chủ tịch Tập đoàn SGI. Sức mạnh đó được xây dựng trên tính cách tổng hợp giữa sự sâu sắc, quyết liệt của người chị Đặng Thị Hoàng Yến và tính linh hoạt, nhìn xa trông rộng của anh trai Đặng Thành Tâm.
Với 40 công ty thành viên trải đều trên cả kinh doanh, sản xuất lẫn tài chính, ngoài dòng vốn lưu động chóng mặt còn là những dự án mà sự thành, bại được tính từng phút, thế nhưng Tổng giám đốc SGI vẫn thu xếp được trong một vẻ bề ngoài khá bình thản.
Nếu như tính quyết liệt của Đặng Thị Hoàng Yến và Đặng Thành Tâm được ví như những “nốt thăng” trong một bản nhạc, thì Đặng Thị Hoàng Phượng giống như một “nốt trầm”. Chưa khi nào nghe bà tuyên bố một chuyện gây chấn động, nhưng bà không giấu niềm tự hào: “Trong suốt 10 năm qua, tôi chưa trả lương cho nhân viên trễ một ngày”.
Khi anh trai Đặng Thành Tâm quyết tâm mạo hiểm với dự án Khu công nghiệp Quế Võ, Đặng Thị Hoàng Phượng - đang là Ủy viên HĐQT Tập đoàn Tân Tạo - cũng quyết định rời khỏi Tân Tạo để góp sức với anh trai.
“Quyết định để con gái còn bé bỏng lại trong Nam để ra Bắc cùng anh Tâm là sự hy sinh lớn nhất của tôi. Tất nhiên, tôi cũng vô cùng biết ơn sự rộng lượng của chồng mình”. Người rộng lượng của bà Đặng Thị Hoàng Phượng chính là ông Nguyễn Vĩnh Thọ, hiện là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Nam Việt (Navibank).
Theo tính toán giá trị cổ phiếu đang nắm giữ, bà Phượng đứng ở vị trí thứ bảy trong bảng tổng sắp những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam 2009, với 1.631 tỷ đồng.
Đặng Thành Tâm - Thuyền trưởng tài ba
Được xem là “kiến trúc sư trưởng” xây dựng nên Khu công nghiệp Tân Tạo, nhưng Đặng Thành Tâm làm giới kinh doanh ngạc nhiên khi rời cương vị tổng giám đốc để về Bắc Ninh thành lập Công ty cổ phần Phát triển đô thị Kinh Bắc.
Quyết định này được cho là mạo hiểm, vì không ai nghĩ các tập đoàn quốc tế sẽ lập nhà máy ở vùng đất còn hoang sơ ấy. Hơn nữa, Đặng Thành Tâm lúc đó không đủ vốn để xây dựng một khu công nghiệp hiện đại.
Ông Tâm nhớ lại thời kỳ bức phá đầu tiên: Sau hai lần thuyết trình, dự án công ty Kinh Bắc (vốn điều lệ 20 tỷ đồng) được Chính phủ thông qua. Nhưng khi Văn phòng Thủ tướng gửi Quyết định về địa phương, chính quyền xã ở đây phản hồi: Không có công ty Kinh Bắc nào cả. Văn phòng Chính phủ lập tức triệu tập ông Tâm lên, vì cho rằng đó là “dự án ma”. Ông giải trình một sự thật: “Chúng tôi tiết kiệm nên chưa vội lập văn phòng công ty.
Rồi Khu Công nghiệp Quế Võ của tư nhân đầu tiên kéo được các tập đoàn như Canon, Nippon, MiTAC, Foxcon vào xây dựng nhà máy.
Sự mạo hiểm của Đặng Thành Tâm đã có kết quả: năm 2007, Công ty niêm yết trên sàn chứng khoán (mã KBC) với vốn chủ sở hữu 800 tỷ đồng. Sau hai năm, vốn hóa đã là trên 3.000 tỷ đồng, tổng tài sản tăng hơn bốn lần, tương đương 8.000 tỷ đồng. Tài sản đó lan ra cả Hà Nội và TPHCM. KBC nay đứng đầu 40 doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (Saigon Invest - SGI) do Đặng Thành Tâm làm chủ tịch.
Có đến 40 doanh nghiệp chỉ trong thời gian ngắn, Đặng Thành Tâm cho rằng, đó là nhờ ông biết tận dụng khủng hoảng. “Tôi đã mua được nhiều dự án khi các nhà đầu tư khác phải rút lui; tiếp tục đẩy mạnh đầu tư để tận dụng nguyên liệu rẻ. Trong năm 2010, Saigon Invest sẽ xây dựng thêm hai khu công nghiệp ở Bắc Ninh, trồng thêm 2.000ha cao su ở Campuchia, xây nhà máy nhiệt điện ở Bắc Giang, nhà máy xi măng ở Nghệ An…”, ông Tâm cho biết.
Theo bảng xếp hạng những người giàu nhất trên sàn chứng khoán năm 2009 do Vnexpress bình chọn, Đặng Thành Tâm đứng vị trí thứ ba, với tổng tài sản 3.279 tỷ đồng. Nhưng theo giới phân tích, nếu tính cả số cổ phần mà ông nắm giữ ở Công ty cổ phần Khoáng sản Sài Gòn – Quy Nhơn (niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM ngày 17/12/2009 với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng), thì ông ở vị trí số một.
Hậu phương 15 năm
Một nhiếp ảnh gia đã từng cam đoan với cánh phóng viên rằng Đặng Thành Tâm thích “chân dài”, và đưa ra bằng chứng là một tấm hình Chủ tịch Saigon Invest bên cạnh một người đẹp cao hơn ông gần… một gang tay.
Mối hoài nghi kéo dài suốt một thời gian và chỉ được “giải quyết” trong dịp kỷ niệm 15 năm ngày cưới của ông hồi đầu tháng 1/2010. Hóa ra, “chân dài” của Đặng Thành Tâm là vợ ông - bà Nguyễn Thị Kim Thanh, cũng nằm trong danh sách 100 người giàu nhất Việt Nam.
“Chuyện tình của chúng tôi như một câu chuyện cổ tích giữa người đẹp với anh chàng vừa nghèo vừa xấu trai”, Đặng Thành Tâm tự nhận mình như thế ở thời điểm 20 năm về trước.
“Một trong những thành công lớn nhất trong cuộc đời tôi là yêu và lấy được Kim Thanh. Chúng tôi đã có sáu năm yêu nhau rồi mới tiến tới hôn nhân. Tôi đi suốt, không chăm sóc được con cái, mọi việc điều giao phó cho vợ”, ông chia sẻ.
Năm 2007, số vốn một triệu USD của Đặng Thành Tâm và Đặng Thị Hoàng Yến chỉ đủ chi đền bù giải tỏa cho dự án Khu công nghiệp Tân Tạo. Gặp đúng thời kỳ khủng hoảng tài chính thế giới, Công ty hoạt động ba tháng là hết tiền trả lương.
Lúc đó, bà Kim Thanh đã phải vay tiền người chị gái. Hai tháng đầu, bà vay được mỗi tháng 10.000 USD, đưa chồng trả lương cho nhân viên, đến tháng thứ ba, chỉ còn 5.000 USD, những người quản lý Công ty đã tình nguyện chỉ lấy một nữa lương. May sao liền sau đó, một loạt doanh nghiệp người Hoa đã quyết định vào Khu công nghiệp Tân Tạo, nguy cơ phá sản mới hết!
Sau này bà Thanh mới thổ lộ, tháng thứ ba bà vẫn vay được 10.000 USD, nhưng không dám đưa hết cho chồng, bà tính nếu lỡ chồng phá sản thì còn có cái mà xoay xở cho gia đình.
Đã từng có nhiều bàn tán về mối bất hòa trong gia đình họ Đặng, khi hai em của bà Đặng Thị Hoàng Yến rời khỏi Tân Tạo. Nhưng chị cả nhà họ Đặng nói rằng: “Tân tạo hay Saigon Invest; Đặng Thị Hoàng Yến hay Đặng Thành Tâm thì cũng đều đã và đang sống hết mình để thắp sáng một cái tên chung, đó là gia đình họ Đặng.
Và chúng tôi tự hào về ba chúng tôi, về gia đình chúng tôi, nơi mỗi thành viên đều là một phần không thể thiếu và điều đó tạo nên sức mạnh cho chúng tôi, cũng như đóng góp chung vào sự phát triển của đất nước mình”.
Gia đình họ Đặng là một “hiện tượng” của nền kinh tế Việt Nam, khi nằm trong top những gia đình sở hữu tài sản nhiều nhất và có hai phụ nữ dẫn đầu danh sách 30 phụ nữ giàu nhất nước.
Đặng Thị Hoàng Yến - Cách chim đầu đàn
Chị cả của gia đình họ Đặng được biết đến nhiều ở cương vị Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Tân Tạo (ITA). Cùng với em trai là Đặng Thành Tâm, bà đã biến Tân Tạo, vùng đất nhiễm mặn của huyện Bình Chánh (TPHCM) thành một trong những khu công nghiệp kiểu mẫu đầu tiên tại Việt Nam.
Cho đến giờ câu mà bà Đặng Thị Hoàng Yến vẫn nhớ nhất là lời dặn dò của người cha: “Con là con chim đầu đàn, con bay về hướng nào thì các em sẽ bay theo hướng đó”. Trách nhiệm lớn lao ấy, cho đến hôm nay, những gì mà Đặng Thị Hoàng Yến đạt được đã vượt qua mong ước của thân phụ.
Tốt nghiệp Đại học Kinh tế năm 1980, Đặng Thị Hoàng Yến đã trải qua nhiều môi trường làm việc, từ doanh nghiệp tư nhân đến cơ quan nhà nước (bà từng giữ chức Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư TPHCM), nhưng thử thách lớn nhất mà bà trải qua và cũng là tiền đề cho những thành công ngày hôm nay, là tại thị trường Mỹ.
Mười năm trước, Đặng Thị Hoàng Yến đến Mỹ bằng visa với thời hạn 6 tháng dành cho doanh nhân. Sau khi tìm hiểu cặn kẽ từ một số người môi giới nhà đất bản địa, bà quyết định đầu tư xây nhà chung cư. Mua đất ở Houston (thuộc tiểu bang Texas) xong, khi đến ngân hàng để tìm nguồn tài chính cho việc thiết kế, xây dựng, Đặng Thị Hoàng Yến nhận được câu trả lời: Không đủ điều kiện vay tiền!
Không nản, bà dồn sức lập dự án, sau đó đến thẳng chính quyền bang nhờ giúp đỡ. Những cố gắng của bà được đền đáp khi chính quyền bang Texas đồng ý giúp bà thuyết trình dự án trước lãnh đạo các ngân hàng. Và dự án của bà đã thuyết phục được các ông chủ nhà hàng Mỹ.
Lợi nhuận từ lĩnh vực đầu tư khôn khéo đã giúp bà đủ lực để xây Tập đoàn Tân Tạo với hơn mười khu công nghiệp trên cả nước. Năm 2007, bà đứng thứ 15 trong top 20 người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán. Hai năm sau, Đặng Thị Hoàng Yến đã vươn lên vị trí thứ năm, với 2.700 tỷ đồng cổ phiếu ITA.
Chủ tịch Tập đoàn Tân Tạo cho biết, hiện các dự án bất động sản tại Mỹ vẫn tiếp tục và do khủng hoảng tài chính toàn cầu, ITA quyết định triển khai chậm các dự án mới, tập trung vào bán và cho thuê nhà ở tại các khu đô thị nhằm tạo tiền mặt, chờ nền kinh tế Hoa Kỳ hồi phục dần.
Riêng các dự án mà tập đoàn Tân Tạo đang đầu tư tại Việt Nam, Đặng Thị Hoàng Yến tỏ ra rất hài lòng, vì ITA đã biết tìm ra lợi thế do chính khủng hoảng mang lại: giá thành xây dựng hạ, việc đền bù giải tỏa không bị cạnh tranh, Chính nhờ vậy, chỉ trong hai năm 2008 - 2009, ITA đã thêm được 1.200ha cho quỹ đất, sẵn sang đầu tư các khu công nghiệp, khu đô thị, nhà máy điện… trong năm 2010.
Trong cuộc sống riêng Đặng Thị Hoàng Yến nếm trải những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua. Tai nạn giao thông đã cướp đi người chồng của bà khi con gái đầu lòng mới được vài tuổi, bé thứ hai sắp chào đời.
Bà đã thực hiện đúng lời hứa trước vong linh người chồng là nuôi dạy hai con nên người. Năm 2003, cô con gái lớn đạt giải nhì kỳ thi môn văn toàn nước Anh; năm 2004, đạt giải nhì cuộc thi phim dành cho các đạo diễn đang là sinh viên ở Anh. Còn cô thứ hai cũng đã vào đại học, có khát vọng tiếp nối sứ mệnh lãnh đạo doanh nghiệp của mẹ.
Đặng Thị Hoàng Yến còn có ước mơ cháy bỏng là xây dựng một trường đại học chất lượng cao. Tháng 10/2009, bà đã sang thăm Đại học Harvard được lãnh đạo trường tiếp đón trọng thị và mời ghi vào sổ lưu niệm dành cho khách quý. Đây là chuyến đi mở đầu cho hy vọng Việt Nam có trường đại học tư nhân đầu tiên đạt chuẩn quốc tế.
Đặng Thị Hoàng Phượng - “Nốt trầm” không thể thay thế
Con gái thứ ba của gia đình họ Đặng hiện là Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (Saigon Invest - SGI), được giới phân tích đánh giá là cánh tay phải của Chủ tịch Tập đoàn SGI. Sức mạnh đó được xây dựng trên tính cách tổng hợp giữa sự sâu sắc, quyết liệt của người chị Đặng Thị Hoàng Yến và tính linh hoạt, nhìn xa trông rộng của anh trai Đặng Thành Tâm.
Với 40 công ty thành viên trải đều trên cả kinh doanh, sản xuất lẫn tài chính, ngoài dòng vốn lưu động chóng mặt còn là những dự án mà sự thành, bại được tính từng phút, thế nhưng Tổng giám đốc SGI vẫn thu xếp được trong một vẻ bề ngoài khá bình thản.
Nếu như tính quyết liệt của Đặng Thị Hoàng Yến và Đặng Thành Tâm được ví như những “nốt thăng” trong một bản nhạc, thì Đặng Thị Hoàng Phượng giống như một “nốt trầm”. Chưa khi nào nghe bà tuyên bố một chuyện gây chấn động, nhưng bà không giấu niềm tự hào: “Trong suốt 10 năm qua, tôi chưa trả lương cho nhân viên trễ một ngày”.
Khi anh trai Đặng Thành Tâm quyết tâm mạo hiểm với dự án Khu công nghiệp Quế Võ, Đặng Thị Hoàng Phượng - đang là Ủy viên HĐQT Tập đoàn Tân Tạo - cũng quyết định rời khỏi Tân Tạo để góp sức với anh trai.
“Quyết định để con gái còn bé bỏng lại trong Nam để ra Bắc cùng anh Tâm là sự hy sinh lớn nhất của tôi. Tất nhiên, tôi cũng vô cùng biết ơn sự rộng lượng của chồng mình”. Người rộng lượng của bà Đặng Thị Hoàng Phượng chính là ông Nguyễn Vĩnh Thọ, hiện là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Nam Việt (Navibank).
Theo tính toán giá trị cổ phiếu đang nắm giữ, bà Phượng đứng ở vị trí thứ bảy trong bảng tổng sắp những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam 2009, với 1.631 tỷ đồng.
Đặng Thành Tâm - Thuyền trưởng tài ba
Được xem là “kiến trúc sư trưởng” xây dựng nên Khu công nghiệp Tân Tạo, nhưng Đặng Thành Tâm làm giới kinh doanh ngạc nhiên khi rời cương vị tổng giám đốc để về Bắc Ninh thành lập Công ty cổ phần Phát triển đô thị Kinh Bắc.
Quyết định này được cho là mạo hiểm, vì không ai nghĩ các tập đoàn quốc tế sẽ lập nhà máy ở vùng đất còn hoang sơ ấy. Hơn nữa, Đặng Thành Tâm lúc đó không đủ vốn để xây dựng một khu công nghiệp hiện đại.
Ông Tâm nhớ lại thời kỳ bức phá đầu tiên: Sau hai lần thuyết trình, dự án công ty Kinh Bắc (vốn điều lệ 20 tỷ đồng) được Chính phủ thông qua. Nhưng khi Văn phòng Thủ tướng gửi Quyết định về địa phương, chính quyền xã ở đây phản hồi: Không có công ty Kinh Bắc nào cả. Văn phòng Chính phủ lập tức triệu tập ông Tâm lên, vì cho rằng đó là “dự án ma”. Ông giải trình một sự thật: “Chúng tôi tiết kiệm nên chưa vội lập văn phòng công ty.
Rồi Khu Công nghiệp Quế Võ của tư nhân đầu tiên kéo được các tập đoàn như Canon, Nippon, MiTAC, Foxcon vào xây dựng nhà máy.
Sự mạo hiểm của Đặng Thành Tâm đã có kết quả: năm 2007, Công ty niêm yết trên sàn chứng khoán (mã KBC) với vốn chủ sở hữu 800 tỷ đồng. Sau hai năm, vốn hóa đã là trên 3.000 tỷ đồng, tổng tài sản tăng hơn bốn lần, tương đương 8.000 tỷ đồng. Tài sản đó lan ra cả Hà Nội và TPHCM. KBC nay đứng đầu 40 doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (Saigon Invest - SGI) do Đặng Thành Tâm làm chủ tịch.
Có đến 40 doanh nghiệp chỉ trong thời gian ngắn, Đặng Thành Tâm cho rằng, đó là nhờ ông biết tận dụng khủng hoảng. “Tôi đã mua được nhiều dự án khi các nhà đầu tư khác phải rút lui; tiếp tục đẩy mạnh đầu tư để tận dụng nguyên liệu rẻ. Trong năm 2010, Saigon Invest sẽ xây dựng thêm hai khu công nghiệp ở Bắc Ninh, trồng thêm 2.000ha cao su ở Campuchia, xây nhà máy nhiệt điện ở Bắc Giang, nhà máy xi măng ở Nghệ An…”, ông Tâm cho biết.
Theo bảng xếp hạng những người giàu nhất trên sàn chứng khoán năm 2009 do Vnexpress bình chọn, Đặng Thành Tâm đứng vị trí thứ ba, với tổng tài sản 3.279 tỷ đồng. Nhưng theo giới phân tích, nếu tính cả số cổ phần mà ông nắm giữ ở Công ty cổ phần Khoáng sản Sài Gòn – Quy Nhơn (niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM ngày 17/12/2009 với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng), thì ông ở vị trí số một.
Hậu phương 15 năm
Một nhiếp ảnh gia đã từng cam đoan với cánh phóng viên rằng Đặng Thành Tâm thích “chân dài”, và đưa ra bằng chứng là một tấm hình Chủ tịch Saigon Invest bên cạnh một người đẹp cao hơn ông gần… một gang tay.
Mối hoài nghi kéo dài suốt một thời gian và chỉ được “giải quyết” trong dịp kỷ niệm 15 năm ngày cưới của ông hồi đầu tháng 1/2010. Hóa ra, “chân dài” của Đặng Thành Tâm là vợ ông - bà Nguyễn Thị Kim Thanh, cũng nằm trong danh sách 100 người giàu nhất Việt Nam.
“Chuyện tình của chúng tôi như một câu chuyện cổ tích giữa người đẹp với anh chàng vừa nghèo vừa xấu trai”, Đặng Thành Tâm tự nhận mình như thế ở thời điểm 20 năm về trước.
“Một trong những thành công lớn nhất trong cuộc đời tôi là yêu và lấy được Kim Thanh. Chúng tôi đã có sáu năm yêu nhau rồi mới tiến tới hôn nhân. Tôi đi suốt, không chăm sóc được con cái, mọi việc điều giao phó cho vợ”, ông chia sẻ.
Năm 2007, số vốn một triệu USD của Đặng Thành Tâm và Đặng Thị Hoàng Yến chỉ đủ chi đền bù giải tỏa cho dự án Khu công nghiệp Tân Tạo. Gặp đúng thời kỳ khủng hoảng tài chính thế giới, Công ty hoạt động ba tháng là hết tiền trả lương.
Lúc đó, bà Kim Thanh đã phải vay tiền người chị gái. Hai tháng đầu, bà vay được mỗi tháng 10.000 USD, đưa chồng trả lương cho nhân viên, đến tháng thứ ba, chỉ còn 5.000 USD, những người quản lý Công ty đã tình nguyện chỉ lấy một nữa lương. May sao liền sau đó, một loạt doanh nghiệp người Hoa đã quyết định vào Khu công nghiệp Tân Tạo, nguy cơ phá sản mới hết!
Sau này bà Thanh mới thổ lộ, tháng thứ ba bà vẫn vay được 10.000 USD, nhưng không dám đưa hết cho chồng, bà tính nếu lỡ chồng phá sản thì còn có cái mà xoay xở cho gia đình.
Đã từng có nhiều bàn tán về mối bất hòa trong gia đình họ Đặng, khi hai em của bà Đặng Thị Hoàng Yến rời khỏi Tân Tạo. Nhưng chị cả nhà họ Đặng nói rằng: “Tân tạo hay Saigon Invest; Đặng Thị Hoàng Yến hay Đặng Thành Tâm thì cũng đều đã và đang sống hết mình để thắp sáng một cái tên chung, đó là gia đình họ Đặng.
Và chúng tôi tự hào về ba chúng tôi, về gia đình chúng tôi, nơi mỗi thành viên đều là một phần không thể thiếu và điều đó tạo nên sức mạnh cho chúng tôi, cũng như đóng góp chung vào sự phát triển của đất nước mình”.
Wednesday, 17 February 2010
Đoàn Nguyên Đức nói về HAGL strategy
http://dantri.com.vn/c76/s76-379562/khi-bau-duc-noi-chuyen-kinh-doanh.htm
Với mức lợi nhuận đạt đỉnh, năm 2012 sẽ là thời hoàng kim của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Đó là khẳng định của ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn HAGL, một trong những người giàu nhất thị trứng chứng khoán Việt Nam 2009.
Gặp lại bầu Đức vào một ngày cuối năm, với vẻ bề ngoài không mấy thay đổi, vẫn quần jean, áo sơmi, giày thể thao và cách nói chuyện chẳng “nể nang”.
Điều khiến tôi ngạc nhiên là anh ít nói về bóng đá. Câu chuyện của chúng tôi mở đầu bằng chiếc máy bay cá nhân đầu tiên tại Việt Nam (năm 2008, bầu Đức tậu chiếc Beechcraft King Air 350, trị giá 7 triệu USD).
Từ ngày có máy bay riêng, dường như gặp anh khó hơn?
Tôi đi suốt. Tôi vừa từ Myanmar về. Thời gian tới, HAGL sẽ đầu tư vào “vùng đất chùa tháp” này.
HAGL đang hướng đến chiến lược đầu tư sang Myanmar?
Đây là điều mà chúng tôi đã nghĩ cách đây 4-5 năm. Hiện tại, danh mục đầu tư của HAGL sang Campuchia và Lào rất ổn định.
Một doanh nghiệp lớn như HAGL nếu không vươn ra nước ngoài, chỉ quanh quẩn với đầu tư trong nước, thì khó đảm bảo mức tăng trưởng bình quân 70%/năm.
Hơn nữa, ở một số ngành thị trường nội địa đã tỏ ra bão hòa. Chẳng hạn, lĩnh vực bất động sản tại TPHCM hiện có quá nhiều cạnh tranh.
Có vẻ HAGL đang “bỏ xa” ngành truyền thống?
HAGL tập trung vào 4 ngành mũi nhọn là: bất động sản, khoáng sản, cây công nghiệp và thủy điện. Trong đó, bất động sản được xem là lĩnh vực đầu tư trung hạn. Lĩnh vực này sẽ “nuôi” các ngành dài hạn như: thủy điện và cây công nghiệp, chủ yếu là cao su.
Về lĩnh vực truyền thống (sản xuất đồ gỗ), trước đây được xem là ngắn hạn để “nuôi sống” kế hoạch trung và dài hạn, thì hiện không còn chiếm ưu thế, nên chúng tôi quyết định không mở rộng, mà tiếp tục sản xuất trên những cơ sở đã có.
Một số doanh nghiệp Việt Nam đang tính chuyện niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán nước ngoài. Anh có nghĩ sẽ quốc tế hóa cổ phiếu của HAGL?
Chuyện lên sàn quốc tế không khó, quan trọng là chọn thời gian mà thôi.
HAGL gặp khó khăn nhất khi nào?
Năm 2008 là thời điểm chúng tôi gặp khó khăn nhất, do thị trường chung đi xuống, đặc biệt là bất động sản, ngành tạo ra lợi nhuận chủ yếu cho HAGL trong giai đoạn hiện thời, trong khi đó, chúng tôi phải tập trung vốn để đầu tư vào các lĩnh vực dài hạn.
Khi đó, HAGL đã làm một cuộc “đại cách mạng” về giá nhà đất để vực dậy thị trường. Đó là việc hạ mức giá căn hộ Hoàng Anh Riverside (quận 2, TPHCM) từ 2.500 USD/m2 xuống còn 1.100 USD/m2. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đạt mức tăng trưởng lợi nhuận 50%.
HAGL chưa từng liên doanh, liên kết với ai?
Chúng tôi có đủ tiềm lực, nên không muốn chia sẻ lợi nhuận. Để học hỏi kinh nghiệm, chúng tôi thuê tư vấn nước ngoài.
Anh còn ý định mua 20% cổ phần của Câu lạc bộ Arsenal không?
Nếu năm 2007, Bộ Tài chính cho phép, thì chúng tôi đã mua. Còn hiện tại, HAGL tập trung vốn cho những đầu tư chiến lược khác.
Mỗi tháng, anh dành hao nhiêu tiền để “nuôi” chiếc Beechcraft King Air 350?
300 triệu đồng. Giao Công ty Bay dịch vụ bàng không (VASCO) lo trọn gói.
Với mức lợi nhuận đạt đỉnh, năm 2012 sẽ là thời hoàng kim của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Đó là khẳng định của ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn HAGL, một trong những người giàu nhất thị trứng chứng khoán Việt Nam 2009.
Gặp lại bầu Đức vào một ngày cuối năm, với vẻ bề ngoài không mấy thay đổi, vẫn quần jean, áo sơmi, giày thể thao và cách nói chuyện chẳng “nể nang”.
Điều khiến tôi ngạc nhiên là anh ít nói về bóng đá. Câu chuyện của chúng tôi mở đầu bằng chiếc máy bay cá nhân đầu tiên tại Việt Nam (năm 2008, bầu Đức tậu chiếc Beechcraft King Air 350, trị giá 7 triệu USD).
Từ ngày có máy bay riêng, dường như gặp anh khó hơn?
Tôi đi suốt. Tôi vừa từ Myanmar về. Thời gian tới, HAGL sẽ đầu tư vào “vùng đất chùa tháp” này.
HAGL đang hướng đến chiến lược đầu tư sang Myanmar?
Đây là điều mà chúng tôi đã nghĩ cách đây 4-5 năm. Hiện tại, danh mục đầu tư của HAGL sang Campuchia và Lào rất ổn định.
Một doanh nghiệp lớn như HAGL nếu không vươn ra nước ngoài, chỉ quanh quẩn với đầu tư trong nước, thì khó đảm bảo mức tăng trưởng bình quân 70%/năm.
Hơn nữa, ở một số ngành thị trường nội địa đã tỏ ra bão hòa. Chẳng hạn, lĩnh vực bất động sản tại TPHCM hiện có quá nhiều cạnh tranh.
Có vẻ HAGL đang “bỏ xa” ngành truyền thống?
HAGL tập trung vào 4 ngành mũi nhọn là: bất động sản, khoáng sản, cây công nghiệp và thủy điện. Trong đó, bất động sản được xem là lĩnh vực đầu tư trung hạn. Lĩnh vực này sẽ “nuôi” các ngành dài hạn như: thủy điện và cây công nghiệp, chủ yếu là cao su.
Về lĩnh vực truyền thống (sản xuất đồ gỗ), trước đây được xem là ngắn hạn để “nuôi sống” kế hoạch trung và dài hạn, thì hiện không còn chiếm ưu thế, nên chúng tôi quyết định không mở rộng, mà tiếp tục sản xuất trên những cơ sở đã có.
Một số doanh nghiệp Việt Nam đang tính chuyện niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán nước ngoài. Anh có nghĩ sẽ quốc tế hóa cổ phiếu của HAGL?
Chuyện lên sàn quốc tế không khó, quan trọng là chọn thời gian mà thôi.
HAGL gặp khó khăn nhất khi nào?
Năm 2008 là thời điểm chúng tôi gặp khó khăn nhất, do thị trường chung đi xuống, đặc biệt là bất động sản, ngành tạo ra lợi nhuận chủ yếu cho HAGL trong giai đoạn hiện thời, trong khi đó, chúng tôi phải tập trung vốn để đầu tư vào các lĩnh vực dài hạn.
Khi đó, HAGL đã làm một cuộc “đại cách mạng” về giá nhà đất để vực dậy thị trường. Đó là việc hạ mức giá căn hộ Hoàng Anh Riverside (quận 2, TPHCM) từ 2.500 USD/m2 xuống còn 1.100 USD/m2. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đạt mức tăng trưởng lợi nhuận 50%.
HAGL chưa từng liên doanh, liên kết với ai?
Chúng tôi có đủ tiềm lực, nên không muốn chia sẻ lợi nhuận. Để học hỏi kinh nghiệm, chúng tôi thuê tư vấn nước ngoài.
Anh còn ý định mua 20% cổ phần của Câu lạc bộ Arsenal không?
Nếu năm 2007, Bộ Tài chính cho phép, thì chúng tôi đã mua. Còn hiện tại, HAGL tập trung vốn cho những đầu tư chiến lược khác.
Mỗi tháng, anh dành hao nhiêu tiền để “nuôi” chiếc Beechcraft King Air 350?
300 triệu đồng. Giao Công ty Bay dịch vụ bàng không (VASCO) lo trọn gói.
Tuesday, 16 February 2010
TTCK - 20 năm ươm mầm
Tuy nhiên, với tâm huyết của mình, với kiến thức có được, tôi luôn tin tưởng rằng, tất cả những điều gì có lợi cho đất nước mình, cho dân tộc mình thì không bao giờ là “chệch hướng” cả.
------------------------------------------------------------------
Một buổi chiều, vào năm 1991, có 5 người gặp nhau trong một căn phòng làm việc. Ít ai ngờ, đó chính là một buổi chiều lịch sử, một hạt giống đã được gieo mầm. Kết tinh vào đó bao trí tuệ và công sức, hạt giống đã đâm trồi kết lộc và lớn lên với cái tên: thị trường chứng khoán.
Năm Canh Dần 2010, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ đón một sự kiện trọng đại: 10 năm thị trường vận hành và hoạt động. 10 năm dù chưa phải là dài, nhưng với biết bao thăng trầm, bao cảm xúc…, thì đó là cả một chuỗi ngày đáng nhớ.
Ông Lê Văn Châu là Chủ tịch đầu tiên của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cũng là một trong những người đầu tiên có công gây dựng nên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trong ký ức của ông Châu, thị trường chứng khoán Việt Nam có được như ngày hôm nay, không phải chỉ có 10 năm để sinh ra và lớn lên, mà còn có thêm gần 10 năm trước nữa với những tháng ngày gieo hạt và ươm mầm, tuy vất vả nhưng cũng mang đầy kỷ niệm.
Nơi hạt giống được gieo mầm
Ông Châu kể lại, cách đây gần 20 năm, bối cảnh đất nước đang bước vào giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế “chuyển mình” mạnh mẽ, đầu tư nước ngoài ùa vào… Khi đó, nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế trở nên cấp thiết trong khi hệ thống ngân hàng đã quá tải.
Ông Lê Văn Châu hồi tưởng: “Hôm đó, đồng chí Đỗ Mười, khi đó là Tổng bí thư mời 4 người gồm ông Lê Văn Châu (khi đó là Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), ông Hồ Tế (Thứ trưởng Bộ Tài chính), ông Đậu Ngọc Xuân (Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư) và ông Đỗ Quốc Sam (Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước) đến để “hiến kế” về một giải pháp tạo nguồn vốn cho nền kinh tế.
Ngay chiều hôm đó, một ý tưởng quan trọng đã được đưa ra: phải xây dựng thị trường chứng khoán ở Việt Nam, càng sớm càng tốt.
Vượt qua “lực cản”
Giờ đây, thị trường chứng khoán đã lớn mạnh và thực sự chứng minh được vai trò của nó. Nhưng 20 năm trước, liệu rằng ý nghĩ về việc phát triển thị trường chứng khoán trong một một nền chính trị xã hội chủ nghĩa có gặp phải “lực cản” nào không?
Thời kỳ đó đúng là cũng có rất nhiều suy nghĩ khác nhau về quan điểm. Không ít người cũng tỏ ra băn khoăn rằng, thị trường chứng khoán là sản phẩm của tư bản, vậy thì liệu việc xây dựng thị trường chứng khoán có khiến Việt Nam “chệch hướng” hay không. Tuy nhiên, với tâm huyết của mình, với kiến thức có được, tôi luôn tin tưởng rằng, tất cả những điều gì có lợi cho đất nước mình, cho dân tộc mình thì không bao giờ là “chệch hướng” cả.
Ngày đó, trong rất nhiều cuộc họp, nhiều buổi tọa đàm, tôi đã bày tỏ rõ ràng quan điểm của mình, để chứng minh rằng, việc xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán là cần thiết và đúng đắn.
Những ngày “ươm mầm”
Ngân hàng Nhà nước - nơi ông Châu làm việc - là một trong những cơ quan tích cực nhất trong việc chuẩn bị đề án xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán.
Sau khi Ngân hàng Nhà nước thành lập Ban Phát triển thị trường vốn, Thủ tướng Võ Văn Kiệt tỏ ra rất quan tâm, luôn luôn đôn đốc, theo dõi sát sao và luôn nhấn mạnh việc ra đời thị trường chứng khoán là một nhu cầu cần phải thực hiện gấp rút.
Đến năm 1994, Chính phủ đã quyết định thành lập đề án thành lập thị trường chứng khoán tại Việt Nam, giao nhiều bộ, ngành liên quan tham gia như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Kế hoạch nhà nước, Bộ Tư pháp…
Tờ trình đề án phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam sau đó được các thành viên thông qua vào năm 1995.
Sau đó, ông Lê Văn Châu đã tháp tùng Thủ tưởng Võ Văn Kiệt “bảo vệ” thành công đề án trước Bộ Chính trị và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra đời ngay sau đó.
Người chui vào “bụi rậm”
Khi Ủy ban Chứng khoán mới thành lập năm 1995, thị trường chứng khoán chưa hoạt động, tổ chức trung gian chưa có, doanh nghiệp niêm yết và nhà đầu tư tất nhiên là cũng không…, chẳng có ai để mà “quản lý”. Trong khi đó, quy mô, quyền hành… của Ngân hàng Nhà nước đều lớn hơn nhiều. Vậy, tại sao đang là Phó thống đốc Ngân hàng với đầy uy quyền, ông lại sang là Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán với hai bàn tay trắng?
Hồi đó ai cũng bảo tôi là bỏ đường quang để chui vào “bụi rậm”. Khi biết tin tôi nhận chức Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, nhiều bạn bè thân tín gọi điện cho tôi can ngăn. Họ bảo, ông đừng có dại đi nhận cái chức đấy, nhận chức đấy khác nào bỏ đường quang để đâm vào… “bụi rậm”.
Thời kỳ đó, ai cũng biết, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước mới thành lập, với bộn bề khó khăn, cả con người và cơ sở vật chất hầu như không có gì. Trong khi đó, chứng khoán lại là một lĩnh vực quá mới, quá nhạy cảm…Bạn bè tôi nhiều người bảo rằng, ông làm cái đó là dại, nếu có thành công đi chăng nữa thì ông cũng chẳng được cái gì, còn nếu chẳng may có chuyện gì thì ông… toi.
Hồi đó, sau khi đại diện cho Ngân hàng Nhà nước hoàn thành đề án thành lập và phát triển thị trường chứng khoán, trình Chính phủ và Bộ Chính trị thông qua, tôi đã có ý định rút lui, trở về với công việc của tôi ở Ngân hàng Nhà nước.
Tuy nhiên, khi thành lập Ủy ban Chứng khoán, nhiều người được đề nghị cho vị trí Chủ tịch nhưng họ đều từ chối… Cuối cùng, các đồng chí lãnh đạo lại gọi tôi lên động viên, thuyết phục rằng, đằng nào tôi cũng là người theo đuổi đề án xây dựng thị trường chứng khoán từ những ngày đầu, nên đã theo thì theo cho chót.
Lúc đó tôi cũng biết, nhận chức Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán vào thời kỳ đó sẽ là một thử thách, chắc chắn sẽ rất vất vả. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, việc xây dựng thị trường chứng khoán là một chủ trương lớn đã được lãnh Đảng và Nhà nước ủng hộ và tạo điều kiện. Bây giờ, lãnh đạo giao nhiệm vụ, không lẽ vì khó khăn, vì ngại việc mà mình lại chối. Nghĩ vậy, nên tôi quyết tâm tiếp tục chèo lái con thuyền chứng khoán cho dù khi đó gần như chỉ có 2 bàn tay trắng: Nhân sự lúc bấy giờ mới đi chiêu mộ, cơ sở vật chất cũng chưa có một cái gì.
Sau khi đã có Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, những công việc đầu tiên ông đã làm để chuẩn bị cho việc ra đời thị trường chứng khoán vào năm 2000 là gì?
Ngay sau nhận chức Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán, công việc đầu tiên mà tôi làm là tuyển chọn nhận sự.
Nhân sự chủ chốt của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thời kỳ đó được lấy từ Ban Phát triển Thị trường vốn và một số vụ, cục từ Ngân hàng Nhà nước sang. Một số nhân sự khác do Bộ Tài chính cử sang. Còn lại, những nhân sự khác được tuyển mộ từ bên ngoài. Giờ đây, hầu hết những người được tuyển chọn thời kỳ đó để nắm giữ những vị trí chủ chốt tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Việc tiếp theo là xây dựng hệ thống pháp luật và hình thành các tổ chức tài chính trung gian.
Thời kỳ đầu, thị trường chứng khoán chưa ra đời, công ty chứng khoán hình thành mà chưa có doanh thu thì không phải ai cũng nhiệt tình cho ra đời công ty chứng khoán.
Khi đó, lực lượng công ty chứng khoán ban đầu dựa vào các tổ chức tài chính mạnh của nhà nước gồm Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam và 4 ngân hàng thương mại quốc doanh. Chỉ có 1 công ty tư nhân duy nhất xin thành lập công ty chứng khoán ngay từ ngày đầu là Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI). Thời kỳ đó các doanh nghiệp không mấy ai nhiệt tình niêm yết. Khi chuẩn bị thành lập cũng có mười mấy doanh nghiệp “hứa” là sẽ niêm yết, nhưng sau đó còn sót lại chỉ có 2 cổ phiếu là REE và SAM lên thị trường ngày đầu tiên.
Thắng lợi từ đường lối
Bước vào năm Canh Dần 2010, thị trường chứng khoán ra đời đã có 10 năm trưởng thành và gần 20 năm từ khi ý tưởng ban đầu được “gieo mầm”. Nhìn lại chặng đường 10 năm qua, những gì đã diễn ra có giống với những điều ông mường tượng từ hồi còn đang chuẩn bị xây dựng thị trường hay không?
Những diễn biến cụ thể thì không thể giống hoàn toàn, nhưng về cơ bản, tôi thấy rằng, lộ trình phát triển của thị trường vừa qua cũng không khác nhiều so với suy nghĩ của tôi trước đây, thậm chí có những điều vượt hơn mong đợi.
Chẳng hạn, thời kỳ đầu khi xây dựng thị trường, tôi và các đồng nghiệp đặt mục tiêu đến năm 2010, thị trường chứng khoán sẽ chiếm 10-15% GDP, nhưng quy mô thực tế hiện nay của thị trường đã lớn hơn nhiều, chiếm tới 40-50% GDP. Còn lại, về cơ bản, sự phát triển của thị trường chứng khoán đã diễn ra khá gần với những gì mà chúng tôi mong muốn. Thị trường đã đi từng bước, từ không thành có, từ nhỏ bé yếu ớt thành to khoẻ, lớn mạnh. Lòng tin của công chúng đối với thị trường chứng khoán cũng đã được củng cố.
Tôi cho rằng, đây là thắng lợi to lớn thực sự. Đó là thắng lợi từ đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Đó là thắng lợi của sự hỗ trợ, chung tay giúp sức của các cơ quan, các bộ, ngành liên quan. Và cuối cùng, đó là thắng lợi của những người trực tiếp “chiến đấu”, làm việc hết mình để xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán lớn mạnh như ngày hôm nay.
Chí Tín (Đầu tư)
------------------------------------------------------------------
Một buổi chiều, vào năm 1991, có 5 người gặp nhau trong một căn phòng làm việc. Ít ai ngờ, đó chính là một buổi chiều lịch sử, một hạt giống đã được gieo mầm. Kết tinh vào đó bao trí tuệ và công sức, hạt giống đã đâm trồi kết lộc và lớn lên với cái tên: thị trường chứng khoán.
Năm Canh Dần 2010, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ đón một sự kiện trọng đại: 10 năm thị trường vận hành và hoạt động. 10 năm dù chưa phải là dài, nhưng với biết bao thăng trầm, bao cảm xúc…, thì đó là cả một chuỗi ngày đáng nhớ.
Ông Lê Văn Châu là Chủ tịch đầu tiên của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cũng là một trong những người đầu tiên có công gây dựng nên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trong ký ức của ông Châu, thị trường chứng khoán Việt Nam có được như ngày hôm nay, không phải chỉ có 10 năm để sinh ra và lớn lên, mà còn có thêm gần 10 năm trước nữa với những tháng ngày gieo hạt và ươm mầm, tuy vất vả nhưng cũng mang đầy kỷ niệm.
Nơi hạt giống được gieo mầm
Ông Châu kể lại, cách đây gần 20 năm, bối cảnh đất nước đang bước vào giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế “chuyển mình” mạnh mẽ, đầu tư nước ngoài ùa vào… Khi đó, nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế trở nên cấp thiết trong khi hệ thống ngân hàng đã quá tải.
Ông Lê Văn Châu hồi tưởng: “Hôm đó, đồng chí Đỗ Mười, khi đó là Tổng bí thư mời 4 người gồm ông Lê Văn Châu (khi đó là Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), ông Hồ Tế (Thứ trưởng Bộ Tài chính), ông Đậu Ngọc Xuân (Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư) và ông Đỗ Quốc Sam (Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước) đến để “hiến kế” về một giải pháp tạo nguồn vốn cho nền kinh tế.
Ngay chiều hôm đó, một ý tưởng quan trọng đã được đưa ra: phải xây dựng thị trường chứng khoán ở Việt Nam, càng sớm càng tốt.
Vượt qua “lực cản”
Giờ đây, thị trường chứng khoán đã lớn mạnh và thực sự chứng minh được vai trò của nó. Nhưng 20 năm trước, liệu rằng ý nghĩ về việc phát triển thị trường chứng khoán trong một một nền chính trị xã hội chủ nghĩa có gặp phải “lực cản” nào không?
Thời kỳ đó đúng là cũng có rất nhiều suy nghĩ khác nhau về quan điểm. Không ít người cũng tỏ ra băn khoăn rằng, thị trường chứng khoán là sản phẩm của tư bản, vậy thì liệu việc xây dựng thị trường chứng khoán có khiến Việt Nam “chệch hướng” hay không. Tuy nhiên, với tâm huyết của mình, với kiến thức có được, tôi luôn tin tưởng rằng, tất cả những điều gì có lợi cho đất nước mình, cho dân tộc mình thì không bao giờ là “chệch hướng” cả.
Ngày đó, trong rất nhiều cuộc họp, nhiều buổi tọa đàm, tôi đã bày tỏ rõ ràng quan điểm của mình, để chứng minh rằng, việc xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán là cần thiết và đúng đắn.
Những ngày “ươm mầm”
Ngân hàng Nhà nước - nơi ông Châu làm việc - là một trong những cơ quan tích cực nhất trong việc chuẩn bị đề án xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán.
Sau khi Ngân hàng Nhà nước thành lập Ban Phát triển thị trường vốn, Thủ tướng Võ Văn Kiệt tỏ ra rất quan tâm, luôn luôn đôn đốc, theo dõi sát sao và luôn nhấn mạnh việc ra đời thị trường chứng khoán là một nhu cầu cần phải thực hiện gấp rút.
Đến năm 1994, Chính phủ đã quyết định thành lập đề án thành lập thị trường chứng khoán tại Việt Nam, giao nhiều bộ, ngành liên quan tham gia như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Kế hoạch nhà nước, Bộ Tư pháp…
Tờ trình đề án phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam sau đó được các thành viên thông qua vào năm 1995.
Sau đó, ông Lê Văn Châu đã tháp tùng Thủ tưởng Võ Văn Kiệt “bảo vệ” thành công đề án trước Bộ Chính trị và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra đời ngay sau đó.
Người chui vào “bụi rậm”
Khi Ủy ban Chứng khoán mới thành lập năm 1995, thị trường chứng khoán chưa hoạt động, tổ chức trung gian chưa có, doanh nghiệp niêm yết và nhà đầu tư tất nhiên là cũng không…, chẳng có ai để mà “quản lý”. Trong khi đó, quy mô, quyền hành… của Ngân hàng Nhà nước đều lớn hơn nhiều. Vậy, tại sao đang là Phó thống đốc Ngân hàng với đầy uy quyền, ông lại sang là Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán với hai bàn tay trắng?
Hồi đó ai cũng bảo tôi là bỏ đường quang để chui vào “bụi rậm”. Khi biết tin tôi nhận chức Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, nhiều bạn bè thân tín gọi điện cho tôi can ngăn. Họ bảo, ông đừng có dại đi nhận cái chức đấy, nhận chức đấy khác nào bỏ đường quang để đâm vào… “bụi rậm”.
Thời kỳ đó, ai cũng biết, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước mới thành lập, với bộn bề khó khăn, cả con người và cơ sở vật chất hầu như không có gì. Trong khi đó, chứng khoán lại là một lĩnh vực quá mới, quá nhạy cảm…Bạn bè tôi nhiều người bảo rằng, ông làm cái đó là dại, nếu có thành công đi chăng nữa thì ông cũng chẳng được cái gì, còn nếu chẳng may có chuyện gì thì ông… toi.
Hồi đó, sau khi đại diện cho Ngân hàng Nhà nước hoàn thành đề án thành lập và phát triển thị trường chứng khoán, trình Chính phủ và Bộ Chính trị thông qua, tôi đã có ý định rút lui, trở về với công việc của tôi ở Ngân hàng Nhà nước.
Tuy nhiên, khi thành lập Ủy ban Chứng khoán, nhiều người được đề nghị cho vị trí Chủ tịch nhưng họ đều từ chối… Cuối cùng, các đồng chí lãnh đạo lại gọi tôi lên động viên, thuyết phục rằng, đằng nào tôi cũng là người theo đuổi đề án xây dựng thị trường chứng khoán từ những ngày đầu, nên đã theo thì theo cho chót.
Lúc đó tôi cũng biết, nhận chức Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán vào thời kỳ đó sẽ là một thử thách, chắc chắn sẽ rất vất vả. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, việc xây dựng thị trường chứng khoán là một chủ trương lớn đã được lãnh Đảng và Nhà nước ủng hộ và tạo điều kiện. Bây giờ, lãnh đạo giao nhiệm vụ, không lẽ vì khó khăn, vì ngại việc mà mình lại chối. Nghĩ vậy, nên tôi quyết tâm tiếp tục chèo lái con thuyền chứng khoán cho dù khi đó gần như chỉ có 2 bàn tay trắng: Nhân sự lúc bấy giờ mới đi chiêu mộ, cơ sở vật chất cũng chưa có một cái gì.
Sau khi đã có Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, những công việc đầu tiên ông đã làm để chuẩn bị cho việc ra đời thị trường chứng khoán vào năm 2000 là gì?
Ngay sau nhận chức Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán, công việc đầu tiên mà tôi làm là tuyển chọn nhận sự.
Nhân sự chủ chốt của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thời kỳ đó được lấy từ Ban Phát triển Thị trường vốn và một số vụ, cục từ Ngân hàng Nhà nước sang. Một số nhân sự khác do Bộ Tài chính cử sang. Còn lại, những nhân sự khác được tuyển mộ từ bên ngoài. Giờ đây, hầu hết những người được tuyển chọn thời kỳ đó để nắm giữ những vị trí chủ chốt tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Việc tiếp theo là xây dựng hệ thống pháp luật và hình thành các tổ chức tài chính trung gian.
Thời kỳ đầu, thị trường chứng khoán chưa ra đời, công ty chứng khoán hình thành mà chưa có doanh thu thì không phải ai cũng nhiệt tình cho ra đời công ty chứng khoán.
Khi đó, lực lượng công ty chứng khoán ban đầu dựa vào các tổ chức tài chính mạnh của nhà nước gồm Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam và 4 ngân hàng thương mại quốc doanh. Chỉ có 1 công ty tư nhân duy nhất xin thành lập công ty chứng khoán ngay từ ngày đầu là Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI). Thời kỳ đó các doanh nghiệp không mấy ai nhiệt tình niêm yết. Khi chuẩn bị thành lập cũng có mười mấy doanh nghiệp “hứa” là sẽ niêm yết, nhưng sau đó còn sót lại chỉ có 2 cổ phiếu là REE và SAM lên thị trường ngày đầu tiên.
Thắng lợi từ đường lối
Bước vào năm Canh Dần 2010, thị trường chứng khoán ra đời đã có 10 năm trưởng thành và gần 20 năm từ khi ý tưởng ban đầu được “gieo mầm”. Nhìn lại chặng đường 10 năm qua, những gì đã diễn ra có giống với những điều ông mường tượng từ hồi còn đang chuẩn bị xây dựng thị trường hay không?
Những diễn biến cụ thể thì không thể giống hoàn toàn, nhưng về cơ bản, tôi thấy rằng, lộ trình phát triển của thị trường vừa qua cũng không khác nhiều so với suy nghĩ của tôi trước đây, thậm chí có những điều vượt hơn mong đợi.
Chẳng hạn, thời kỳ đầu khi xây dựng thị trường, tôi và các đồng nghiệp đặt mục tiêu đến năm 2010, thị trường chứng khoán sẽ chiếm 10-15% GDP, nhưng quy mô thực tế hiện nay của thị trường đã lớn hơn nhiều, chiếm tới 40-50% GDP. Còn lại, về cơ bản, sự phát triển của thị trường chứng khoán đã diễn ra khá gần với những gì mà chúng tôi mong muốn. Thị trường đã đi từng bước, từ không thành có, từ nhỏ bé yếu ớt thành to khoẻ, lớn mạnh. Lòng tin của công chúng đối với thị trường chứng khoán cũng đã được củng cố.
Tôi cho rằng, đây là thắng lợi to lớn thực sự. Đó là thắng lợi từ đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Đó là thắng lợi của sự hỗ trợ, chung tay giúp sức của các cơ quan, các bộ, ngành liên quan. Và cuối cùng, đó là thắng lợi của những người trực tiếp “chiến đấu”, làm việc hết mình để xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán lớn mạnh như ngày hôm nay.
Chí Tín (Đầu tư)
Geither's testimony about AIG (again!)
http://video.nytimes.com/video/2010/01/27/business/1247466748556/geithner-statement-at-a-i-g-hearing.html
AIG should not be allowed to take these risks! (But it did) so ... we save it (?)
AIG should not be allowed to take these risks! (But it did) so ... we save it (?)
Waves of fiscal crisis and international banking crisis
Reinhart and Rogoff's view: fiscal crisis, banking crisis, Ah!
http://www.ft.com/cms/s/0/f4630910-0b7a-11df-8232-00144feabdc0.html?nclick_check=1
http://www.ft.com/cms/s/0/f4630910-0b7a-11df-8232-00144feabdc0.html?nclick_check=1
Learning from Europe debate
Starting point:
Paul Krugman: Learning from Europe
http://www.nytimes.com/2010/01/11/opinion/11krugman.html
2nd Mankiw gives a move:
http://gregmankiw.blogspot.com/2010/01/learning-from-europe.html
Yglesias discusses:
http://yglesias.thinkprogress.org/archives/2010/01/the-united-states-has-always-been-rich.php
Then, Tino attacks Yglesias points (and Krugman's point as well):
http://super-economy.blogspot.com/2010/01/krugman-deceives-yglesias.html
and a fact paper by Cette et al (2009)
http://www.nber.org/papers/w15577.pdf?new_window=1
Paul Krugman: Learning from Europe
http://www.nytimes.com/2010/01/11/opinion/11krugman.html
2nd Mankiw gives a move:
http://gregmankiw.blogspot.com/2010/01/learning-from-europe.html
Yglesias discusses:
http://yglesias.thinkprogress.org/archives/2010/01/the-united-states-has-always-been-rich.php
Then, Tino attacks Yglesias points (and Krugman's point as well):
http://super-economy.blogspot.com/2010/01/krugman-deceives-yglesias.html
and a fact paper by Cette et al (2009)
http://www.nber.org/papers/w15577.pdf?new_window=1
Trong khủng hoảng, thiếu thông tin khiến người ta hoảng loạn
15 người mắc kẹt bên trong thang máy suốt 45 phút cho đến khi lực lượng giải cứu đưa được họ ra ngoài. Vì thang máy mắc kẹt giữa hai tầng của tòa nhà, lực lượng cứu hộ phải thả thang xuống để những người này trèo lên và chui ra ngoài. Trên đài quan sát, khoảng 60 người nữa không xuống được, một số người bắt đầu hoảng loạn. Vụ việc diễn ra hôm 7/2.
Ngay sau sự cố đó, tòa tháp cao nhất thế giới đóng cửa, chỉ một tháng sau lễ khai trương hoành tráng. Emaar Properties, công ty sở hữu Burj Khalifa, không nói gì về biến cố. Nguyên nhân thang máy bất ngờ ngừng hoạt động vẫn còn là điều bí ẩn.
Michael Timms, một kỹ sư viễn thông người Mỹ 31 tuổi sống ở Dubai, khi đó ở trên đài quan sát cùng người em họ. "Nghe như một vụ nổ. Tiếng nổ rất to", Timms nói và cho biết thêm một phụ nữ mắc kẹt cùng anh khi đó hoảng sợ đến nỗi không nói bất kỳ lời nào. "Trông cô ấy vô cùng sốc và sửng sốt. Cô ấy đi thẳng đến bên tường và ngồi xuống sàn".
Một số nhân chứng cho biết công ty Emaar cung cấp rất ít thông tin cho những vị khách mắc kẹt trên đài quan sát ở tầng 124. Thiếu thông tin khiến nhiều người hoảng loạn.
"Tôi bắt đầu cảm thấy bồn chồn và thực sự hoảng sợ. Rồi tôi bắt đầu khóc", Michele Moscato, nữ y tá 29 tuổi đến từ South Carolina, Mỹ, kể lại.
Moscato cho biết cô và Timms cùng một số khách khác yêu cầu dùng cầu thang bộ vì không dám đi thang máy nữa. Nhưng họ không được phép. Sau đó các khách du lịch được đưa đến chiếc thang tải hàng để xuống mặt đất.
Tòa tháp Burj Khalifa cao 828 m và trị giá 1,69 tỷ USD, được xây dựng từ tháng 9/2004 và khánh thành hôm 4/1. Tòa tháp gồm 164 tầng, nhiều hơn bất cứ tòa nhà nào trên thế giới và ban công trên tầng 124, nơi đặt đài quan sát, cho phép nhìn toàn cảnh thành phố.
Ngay sau sự cố đó, tòa tháp cao nhất thế giới đóng cửa, chỉ một tháng sau lễ khai trương hoành tráng. Emaar Properties, công ty sở hữu Burj Khalifa, không nói gì về biến cố. Nguyên nhân thang máy bất ngờ ngừng hoạt động vẫn còn là điều bí ẩn.
Michael Timms, một kỹ sư viễn thông người Mỹ 31 tuổi sống ở Dubai, khi đó ở trên đài quan sát cùng người em họ. "Nghe như một vụ nổ. Tiếng nổ rất to", Timms nói và cho biết thêm một phụ nữ mắc kẹt cùng anh khi đó hoảng sợ đến nỗi không nói bất kỳ lời nào. "Trông cô ấy vô cùng sốc và sửng sốt. Cô ấy đi thẳng đến bên tường và ngồi xuống sàn".
Một số nhân chứng cho biết công ty Emaar cung cấp rất ít thông tin cho những vị khách mắc kẹt trên đài quan sát ở tầng 124. Thiếu thông tin khiến nhiều người hoảng loạn.
"Tôi bắt đầu cảm thấy bồn chồn và thực sự hoảng sợ. Rồi tôi bắt đầu khóc", Michele Moscato, nữ y tá 29 tuổi đến từ South Carolina, Mỹ, kể lại.
Moscato cho biết cô và Timms cùng một số khách khác yêu cầu dùng cầu thang bộ vì không dám đi thang máy nữa. Nhưng họ không được phép. Sau đó các khách du lịch được đưa đến chiếc thang tải hàng để xuống mặt đất.
Tòa tháp Burj Khalifa cao 828 m và trị giá 1,69 tỷ USD, được xây dựng từ tháng 9/2004 và khánh thành hôm 4/1. Tòa tháp gồm 164 tầng, nhiều hơn bất cứ tòa nhà nào trên thế giới và ban công trên tầng 124, nơi đặt đài quan sát, cho phép nhìn toàn cảnh thành phố.
Monday, 15 February 2010
Simmons leaves Goldman’s board
Simmons leaves Goldman’s board
Feb 13, 2010 05:22 EST
governance
On Tuesday, Brown president Ruth Simmons explained that the decision as to whether she should continue to sit on the board of Goldman Sachs was a complex one which would not be taken lightly:
If Simmons were to leave Goldman’s board, she said, she does not think she would join another board…
One reason Simmons cited not to seek out new positions was that the seniority she now enjoys on Goldman’s board allows her to advocate for programs to help women and minorities.
Simmons said that, as with her retirement from Pfizer’s board three years ago, when to call it quits with Goldman will not be a decision she makes by herself, but rather in cooperation with the Corporation, the University’s highest governing body, with which she meets regularly to evaluate her actions.
“I feel very strongly that I don’t know enough as an individual — a sole individual — to make that decision alone,” she said.
On the other hand, it seems that complex decisions on such matters can still be taken quickly. Goldman put out a press release on Friday afternoon, just as the long weekend was starting, saying that Simmons was leaving the board, and citing “increasing time requirements associated with her position as President of Brown University”.
Happily, Simmons leaves with Goldman stock resurgent: her 27,386 restricted stock units are worth $4.2 million right now, and can be sold the year after she retires from the board; she also has another 10,000 options on top of that. Goldman Sachs board members, it seems — who are all members of the compensation committee — are compensated as well as you might expect from the company which invented the $68.5 million CEO bonus.
I said after Tuesday’s interview with Simmons was published that she seemed to think about her membership on Goldman’s board much more in terms of what it could do for her and her pet causes than in terms of being a shareholder representative tasked with overseeing senior management, and I called for a revamp of the board. Friday’s news is exactly the step in that direction that I was looking for: maybe Simmons took my comments to heart!
Feb 13, 2010 05:22 EST
governance
On Tuesday, Brown president Ruth Simmons explained that the decision as to whether she should continue to sit on the board of Goldman Sachs was a complex one which would not be taken lightly:
If Simmons were to leave Goldman’s board, she said, she does not think she would join another board…
One reason Simmons cited not to seek out new positions was that the seniority she now enjoys on Goldman’s board allows her to advocate for programs to help women and minorities.
Simmons said that, as with her retirement from Pfizer’s board three years ago, when to call it quits with Goldman will not be a decision she makes by herself, but rather in cooperation with the Corporation, the University’s highest governing body, with which she meets regularly to evaluate her actions.
“I feel very strongly that I don’t know enough as an individual — a sole individual — to make that decision alone,” she said.
On the other hand, it seems that complex decisions on such matters can still be taken quickly. Goldman put out a press release on Friday afternoon, just as the long weekend was starting, saying that Simmons was leaving the board, and citing “increasing time requirements associated with her position as President of Brown University”.
Happily, Simmons leaves with Goldman stock resurgent: her 27,386 restricted stock units are worth $4.2 million right now, and can be sold the year after she retires from the board; she also has another 10,000 options on top of that. Goldman Sachs board members, it seems — who are all members of the compensation committee — are compensated as well as you might expect from the company which invented the $68.5 million CEO bonus.
I said after Tuesday’s interview with Simmons was published that she seemed to think about her membership on Goldman’s board much more in terms of what it could do for her and her pet causes than in terms of being a shareholder representative tasked with overseeing senior management, and I called for a revamp of the board. Friday’s news is exactly the step in that direction that I was looking for: maybe Simmons took my comments to heart!
Thống kê VN: GNI-GDP và các ngộ nhận
Ngộ nhận đầu tiên: lẫn lộn GDP với GNI
Với sự hỗ trợ của Liên hiệp quốc, Việt Nam đã thử nghiệm hệ thống hạch toán quốc gia (SNA - System of National Account) từ năm 1989 và chính thức ứng dụng từ năm 1993, nhưng về cơ bản là dùng theo phương pháp của SNA 1968 có kết hợp với ý niệm của hệ thống sản xuất vật chất MPS (Material Product System) thường dùng trước đổi mới.
Vì Việt Nam đã quen sử dụng thu nhập quốc dân của hệ thống MPS, nên nhiều người đã cố giải trình “nôm na” sự “tương tự” giữa hai thuật ngữ GDP và thu nhập quốc dân sản xuất theo MPS để mọi người làm quen dần với GDP bao quát đầy đủ các hoạt động kinh tế (sản xuất hàng hóa và dịch vụ), hơn là chỉ các hoạt động sản xuất vật chất.
Nhưng cùng với sự quen dần này, đôi khi một số người đã coi GDP như chỉ tiêu duy nhất phản ánh sự tăng trưởng kinh tế, trong khi thực tế SNA có nhiều chỉ tiêu khác nhau, toàn diện và phức tạp hơn nhiều. Thậm chí có người gần như “đồng nhất” tổng sản phẩm quốc nội GDP (giá trị gia tăng làm ra trong quốc gia/vùng lãnh thổ) với tổng thu nhập quốc gia GNI (giá trị thực được thụ hưởng của một quốc gia/vùng lãnh thổ, sau khi đã trừ bớt phần chuyển ra và cộng thêm phần thu được từ bên ngoài).
Khắc phục tình trạng này, khi Tổng cục Thống kê công bố GDP và GDP bình quân đầu người năm 2008 theo tiền đồng Việt Nam và tương đương theo giá đô la Mỹ, cũng đã tính GNI theo tiền đồng và cả theo đô la Mỹ. Cụ thể GDP 2008 của Việt Nam tương đương 89 tỉ đô la Mỹ và bình quân đầu người là 1.047 đô la Mỹ/người, còn GNI 2008 thấp hơn, chỉ bằng 96,7% GDP 2008. Dù lệch nhau 3,3% nhưng đôi khi lại bị sử dụng gần “như nhau”. Đó là ngộ nhận đầu tiên dễ mắc phải.
Ba ngộ nhận trong so sánh quốc tế
Tính GDP/GNI theo tiền đồng cũng đã được chuyển sang đô la Mỹ để dùng trong so sánh quốc tế, thậm chí so sánh các địa phương với nhau và với thế giới. Tuy nhiên, khi sử dụng cũng thường mắc một số lầm lẫn do ngộ nhận. Xin kể ra tiếp ba ngộ nhận khác là:
Thứ nhất, GNI theo cách tính của Tổng cục Thống kê hiện nay chưa phải là GNI theo WB Atlas trong phân loại các nước được Liên hiệp quốc thừa nhận. Ngân hàng Thế giới (WB) đã xác định GNI bình quân đầu người, không chỉ tính theo tỷ giá hối đoái bình quân trong năm (cách Việt Nam đang sử dụng), mà xét thêm cả tỷ giá theo hai năm trước đó và lấy trọng số theo một số nền kinh tế lớn để phản ánh sát hơn tình hình lạm phát/tỷ giá trong các nền kinh tế thế giới.
Theo đó, GNI 2008 của Việt Nam tương đương khoảng 90 tỉ đô la Mỹ và bình quân đầu người là 890 đô la Mỹ/người. Quy mô nền kinh tế của Việt Nam năm 2008 như vậy nằm trong số 60 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, GNI 2008 Việt Nam theo WB chỉ bằng 90% GDP tính theo giá đô la Mỹ của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Sai lệch đã được đẩy lên mức 10% và từ đó nhận định chưa đúng về trình độ phát triển của Việt Nam hiện tại trong so sánh với các nước.
Thứ hai, có người còn chưa hiểu đúng về cách phân loại kinh tế các nước theo thu nhập tại từng thời điểm. WB đã phân loại các nước năm 2009/2010 thành các nhóm nước/vùng lãnh thổ theo mức GNI năm 2008:
(1) nhóm nước có thu nhập thấp (có GNI dưới 975 đô la Mỹ/người);
(2) nhóm nước có thu nhập trung bình (có GNI từ khoảng 976 đô la Mỹ/người đến 11.905 đô la Mỹ/người, trong đó có hai phân nhóm trung bình thấp từ 3.855 đô la Mỹ/người trở xuống và trung bình cao);
(3) nhóm nước có thu nhập cao (trên 11.906 đô la Mỹ/người).
Như vậy, trong phân loại năm 2010 dựa vào số liệu GNI 2008, Việt Nam chưa thuộc nhóm nước thu nhập trung bình (890 đô la Mỹ/người so mức ít nhất là 975 đô la Mỹ/người), mà mới chỉ bằng 91,3% của ngưỡng trên của nhóm nước thu nhập thấp.
Theo các chuyên gia Tổng cục Thống kê, do GDP bình quân chỉ tăng chút ít (1.047 đô la Mỹ/người năm 2008 và 1.055 đô la Mỹ/người năm 2009), có thể ước đoán GNI 2009 bình quân của nước ta cũng chỉ khoảng trên dưới 900 đô la Mỹ/người. Do đó, nếu tính cả các yếu tố lạm phát, tỷ giá, tăng trưởng thực, có thể dự đoán sau năm 2010, mức GNI bình quân vượt 1.000 đô la Mỹ/người và Việt Nam có thể vững chắc đứng trong nhóm các nước thu nhập trung bình (thấp).
Trong 10 năm qua (1997-2007), thu nhập bình quân GNI Việt Nam tăng gần ba lần (từ gần 300 lên gần 900 đô la Mỹ), trong khi thu nhập trung bình GNI thế giới cùng kỳ đã tăng gấp rưỡi (từ 5.130 lên 7.958 đô la Mỹ). Thu nhập trung bình GNI thế giới năm 2008 là 8.613 đô la Mỹ/người, lớn hơn mức thu nhập trung bình GNI Việt Nam đến gần 10 lần. Để vượt qua khoảng cách “tụt hậu” này có lẽ cần nhiều thời gian hơn ta muốn, bởi lẽ khi nước ta tăng trưởng nhanh, thì thế giới cũng không dừng lại.
Thứ ba, có sự khác biệt giữa giá thực tế và sức mua tương đương. Để loại trừ các chênh lệch giá giữa các nước, người ta sử dụng phương pháp sức mua tương đương (Purchasing Power Parity - PPP), tính theo giá đô la “bình quân” thế giới. Khi đó GDP Việt Nam 2008 theo giá thực tế mới khoảng 90 tỉ đô la Mỹ, đứng thứ 60 nước/vùng lãnh thổ trên thế giới, nhưng khi tính theo PPP đã được “tăng lên” đến 241,8 tỉ đô la Mỹ và đứng thứ 45 trên thế giới, do mức giá cả ở Việt Nam rẻ hơn trung bình thế giới khoảng 2,7 lần.
Với các nước đang phát triển trình độ thấp, độ lệch giữa hai loại giá như trên có thể lên tới 5 lần. Với Việt Nam trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng, độ lệch giữa giá cả thực tế và giá theo PPP đã giảm dần từ 5 lần các năm trước, xuống còn 3,28 lần năm 2006/2007 và sau khi gia nhập WTO, độ lệch giá năm 2008 còn khoảng 2,67 lần.
Lẫn lộn trong sử dụng giá cả (giá so sánh 1994 và giá thực tế) ở nhiều địa phương
Khác với khi tính quy mô, cơ cấu GDP người ta sử dụng giá thực tế, thì khi tính tốc độ tăng trưởng, người ta lại phải dùng giá so sánh (Việt Nam là giá năm 1994). Vì nhiều sản phẩm, dịch vụ không có giá tương ứng trong bảng giá so sánh năm 1994, hoặc đôi khi có thể do bệnh thành tích, người ta đã tạo ra giá so sánh năm 1994 “mới” gần ngang bằng giá thực tế (mà lẽ ra phải giảm đi vài lần do yếu tố lạm phát cao nhiều năm).
Hệ quả là theo giá so sánh “mới” này, người ta cũng đã tạo ra quy mô và tốc độ tăng trưởng cao một cách giả tạo. Khi Tổng cục Thống kê công bố cả nước tăng trưởng 5-7%, thậm chí 8-9%, thì hầu hết các tỉnh thành đều đã “công bố” đạt tốc độ tăng trưởng hơn 10%/năm. Cứ đà này thì khi tổng hợp các tỉnh lên vùng và cả nước, chúng ta sẽ có các con số chênh lệch nhau đến vài chục phần trăm!
Mặc dù các con số chưa chuẩn, không đúng, nhưng nó không chỉ hợp “khẩu vị” với những ai thích thành tích cao, mà còn làm căn cứ để làm chính sách. Khi lập kế hoạch phấn đấu hàng năm và quy hoạch phát triển dài hạn 10 năm hay dài hơn, người ta đã hoạch định mục tiêu cho địa phương mình các tốc độ tăng trưởng GRDP quá cao, chẳng hạn cần đạt tốc độ 10-15-20%/năm trong liên tục nhiều năm, để nhắm vượt địa phương bạn, để hơn trung bình vùng, hơn trung bình cả nước và hơn thế để “về trước” so với mục tiêu chung của cả nước về cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Lẫn lộn trong xác định phạm vi lãnh thổ của sản xuất các sản phẩm, dịch vụ
Khi tính toán GRDP với các địa phương, một lầm lẫn nữa có thể xảy ra là đã tính trùng các sản phẩm và dịch vụ được sản xuất ở địa phương khác, nhưng được tiêu thụ, được đóng thuế ở địa phương đang xét. Có sự “tranh chấp” thực tế giữa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nơi sản xuất dầu khí, với TPHCM, nơi đóng trụ sở của cơ quan quản lý dầu khí và nộp thuế chủ yếu của tập đoàn Dầu khí.
Thủy điện sản xuất ở Hòa Bình, nhưng GRDP cũng được tính cho Hà Nội vì đây là trụ sở của tập đoàn Điện lực. Vấn đề cũng tương tự khi đánh giá thành tích xuất khẩu các sản phẩm khác cũng dễ gây tính trùng: gạo ở đồng bằng sông Cửu Long, cao su, hồ tiêu, điều,... của các tỉnh miền Đông, Tây Nguyên xuất qua cảng TPHCM. Thậm chí, sản phẩm điện tử sản xuất ở một tỉnh này và xuất ở cảng tỉnh khác cũng gây ra số liệu nhầm lẫn. Ngành than sản xuất ở Quảng Ninh, nhưng các công ty bán than lại có trụ sở ở Hà Nội. Rồi các ngành xi măng, vật liệu xây dựng...
Việc “khắc phục” tình trạng này trong điều kiện phân cấp ngân sách đến mức chia cắt như hiện nay lại là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng “chạy đua”: tỉnh nào cũng muốn làm riêng cảng, riêng sân bay, để ... “tự thở bằng mũi của mình”, rất không phù hợp với đặc tính liên hoàn của hệ thống kết cấu hạ tầng và dịch vụ hiện đại.
Trong điều kiện thiếu các thông tin đến với người dân và cả một số lãnh đạo, các loại nhầm lẫn nêu trên cũng góp phần gây ra các kiểu ngộ nhận khác nhau, hệ quả đã làm cho bức tranh kinh tế cả nước bị méo mó đi phần nào. Đó là chưa kể các sai lệch khác trong các số liệu về tài chính, ngân hàng, thương mại quốc tế... Vì thế, các cơ quan thống kê các cấp ở nước ta nên đóng vai trò “nhạc trưởng” và phản ánh thực tế khách quan cần được đề cao hơn nữa.
Về lý thuyết, GDP được tính theo ba phương pháp chủ yếu là:
- Phương pháp sản xuất: GDP = tổng giá trị sản xuất - tổng chi phí trung gian + thuế nhập khẩu.
- Phương pháp thu nhập: GDP = tổng thu nhập của người lao động từ sản xuất + tổng thặng dư sản xuất + tổng khấu hao tài sản cố định + tổng thuế gián thu và thuế sản xuất khác + thuế nhập khẩu - trợ cấp cho sản xuất.
- Phương pháp sử dụng cuối cùng: GDP = tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình + tiêu dùng cuối cùng của nhà nước + tích lũy tài sản + xuất khẩu - nhập khẩu.
Tuy nhiên thực tế các nước vận dụng khác nhau. Ở một số nước có nền kinh tế chuyển đổi và hầu hết các địa phương ở nước ta hay thiên về dùng phương pháp sản xuất (dựa trên nguồn cung từ sản xuất - supply side) phù hợp với quá trình chuyển phương pháp từ MPS sang SNA, trong khi các nước có nền kinh tế thị trường thiên về phương pháp sử dụng cuối cùng (dựa vào nhu cầu cuối cùng - demand side - cho tiêu dùng, đầu tư và chênh lệch xuất nhập khẩu).
Với sự hỗ trợ của Liên hiệp quốc, Việt Nam đã thử nghiệm hệ thống hạch toán quốc gia (SNA - System of National Account) từ năm 1989 và chính thức ứng dụng từ năm 1993, nhưng về cơ bản là dùng theo phương pháp của SNA 1968 có kết hợp với ý niệm của hệ thống sản xuất vật chất MPS (Material Product System) thường dùng trước đổi mới.
Vì Việt Nam đã quen sử dụng thu nhập quốc dân của hệ thống MPS, nên nhiều người đã cố giải trình “nôm na” sự “tương tự” giữa hai thuật ngữ GDP và thu nhập quốc dân sản xuất theo MPS để mọi người làm quen dần với GDP bao quát đầy đủ các hoạt động kinh tế (sản xuất hàng hóa và dịch vụ), hơn là chỉ các hoạt động sản xuất vật chất.
Nhưng cùng với sự quen dần này, đôi khi một số người đã coi GDP như chỉ tiêu duy nhất phản ánh sự tăng trưởng kinh tế, trong khi thực tế SNA có nhiều chỉ tiêu khác nhau, toàn diện và phức tạp hơn nhiều. Thậm chí có người gần như “đồng nhất” tổng sản phẩm quốc nội GDP (giá trị gia tăng làm ra trong quốc gia/vùng lãnh thổ) với tổng thu nhập quốc gia GNI (giá trị thực được thụ hưởng của một quốc gia/vùng lãnh thổ, sau khi đã trừ bớt phần chuyển ra và cộng thêm phần thu được từ bên ngoài).
Khắc phục tình trạng này, khi Tổng cục Thống kê công bố GDP và GDP bình quân đầu người năm 2008 theo tiền đồng Việt Nam và tương đương theo giá đô la Mỹ, cũng đã tính GNI theo tiền đồng và cả theo đô la Mỹ. Cụ thể GDP 2008 của Việt Nam tương đương 89 tỉ đô la Mỹ và bình quân đầu người là 1.047 đô la Mỹ/người, còn GNI 2008 thấp hơn, chỉ bằng 96,7% GDP 2008. Dù lệch nhau 3,3% nhưng đôi khi lại bị sử dụng gần “như nhau”. Đó là ngộ nhận đầu tiên dễ mắc phải.
Ba ngộ nhận trong so sánh quốc tế
Tính GDP/GNI theo tiền đồng cũng đã được chuyển sang đô la Mỹ để dùng trong so sánh quốc tế, thậm chí so sánh các địa phương với nhau và với thế giới. Tuy nhiên, khi sử dụng cũng thường mắc một số lầm lẫn do ngộ nhận. Xin kể ra tiếp ba ngộ nhận khác là:
Thứ nhất, GNI theo cách tính của Tổng cục Thống kê hiện nay chưa phải là GNI theo WB Atlas trong phân loại các nước được Liên hiệp quốc thừa nhận. Ngân hàng Thế giới (WB) đã xác định GNI bình quân đầu người, không chỉ tính theo tỷ giá hối đoái bình quân trong năm (cách Việt Nam đang sử dụng), mà xét thêm cả tỷ giá theo hai năm trước đó và lấy trọng số theo một số nền kinh tế lớn để phản ánh sát hơn tình hình lạm phát/tỷ giá trong các nền kinh tế thế giới.
Theo đó, GNI 2008 của Việt Nam tương đương khoảng 90 tỉ đô la Mỹ và bình quân đầu người là 890 đô la Mỹ/người. Quy mô nền kinh tế của Việt Nam năm 2008 như vậy nằm trong số 60 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, GNI 2008 Việt Nam theo WB chỉ bằng 90% GDP tính theo giá đô la Mỹ của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Sai lệch đã được đẩy lên mức 10% và từ đó nhận định chưa đúng về trình độ phát triển của Việt Nam hiện tại trong so sánh với các nước.
Thứ hai, có người còn chưa hiểu đúng về cách phân loại kinh tế các nước theo thu nhập tại từng thời điểm. WB đã phân loại các nước năm 2009/2010 thành các nhóm nước/vùng lãnh thổ theo mức GNI năm 2008:
(1) nhóm nước có thu nhập thấp (có GNI dưới 975 đô la Mỹ/người);
(2) nhóm nước có thu nhập trung bình (có GNI từ khoảng 976 đô la Mỹ/người đến 11.905 đô la Mỹ/người, trong đó có hai phân nhóm trung bình thấp từ 3.855 đô la Mỹ/người trở xuống và trung bình cao);
(3) nhóm nước có thu nhập cao (trên 11.906 đô la Mỹ/người).
Như vậy, trong phân loại năm 2010 dựa vào số liệu GNI 2008, Việt Nam chưa thuộc nhóm nước thu nhập trung bình (890 đô la Mỹ/người so mức ít nhất là 975 đô la Mỹ/người), mà mới chỉ bằng 91,3% của ngưỡng trên của nhóm nước thu nhập thấp.
Theo các chuyên gia Tổng cục Thống kê, do GDP bình quân chỉ tăng chút ít (1.047 đô la Mỹ/người năm 2008 và 1.055 đô la Mỹ/người năm 2009), có thể ước đoán GNI 2009 bình quân của nước ta cũng chỉ khoảng trên dưới 900 đô la Mỹ/người. Do đó, nếu tính cả các yếu tố lạm phát, tỷ giá, tăng trưởng thực, có thể dự đoán sau năm 2010, mức GNI bình quân vượt 1.000 đô la Mỹ/người và Việt Nam có thể vững chắc đứng trong nhóm các nước thu nhập trung bình (thấp).
Trong 10 năm qua (1997-2007), thu nhập bình quân GNI Việt Nam tăng gần ba lần (từ gần 300 lên gần 900 đô la Mỹ), trong khi thu nhập trung bình GNI thế giới cùng kỳ đã tăng gấp rưỡi (từ 5.130 lên 7.958 đô la Mỹ). Thu nhập trung bình GNI thế giới năm 2008 là 8.613 đô la Mỹ/người, lớn hơn mức thu nhập trung bình GNI Việt Nam đến gần 10 lần. Để vượt qua khoảng cách “tụt hậu” này có lẽ cần nhiều thời gian hơn ta muốn, bởi lẽ khi nước ta tăng trưởng nhanh, thì thế giới cũng không dừng lại.
Thứ ba, có sự khác biệt giữa giá thực tế và sức mua tương đương. Để loại trừ các chênh lệch giá giữa các nước, người ta sử dụng phương pháp sức mua tương đương (Purchasing Power Parity - PPP), tính theo giá đô la “bình quân” thế giới. Khi đó GDP Việt Nam 2008 theo giá thực tế mới khoảng 90 tỉ đô la Mỹ, đứng thứ 60 nước/vùng lãnh thổ trên thế giới, nhưng khi tính theo PPP đã được “tăng lên” đến 241,8 tỉ đô la Mỹ và đứng thứ 45 trên thế giới, do mức giá cả ở Việt Nam rẻ hơn trung bình thế giới khoảng 2,7 lần.
Với các nước đang phát triển trình độ thấp, độ lệch giữa hai loại giá như trên có thể lên tới 5 lần. Với Việt Nam trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng, độ lệch giữa giá cả thực tế và giá theo PPP đã giảm dần từ 5 lần các năm trước, xuống còn 3,28 lần năm 2006/2007 và sau khi gia nhập WTO, độ lệch giá năm 2008 còn khoảng 2,67 lần.
Lẫn lộn trong sử dụng giá cả (giá so sánh 1994 và giá thực tế) ở nhiều địa phương
Khác với khi tính quy mô, cơ cấu GDP người ta sử dụng giá thực tế, thì khi tính tốc độ tăng trưởng, người ta lại phải dùng giá so sánh (Việt Nam là giá năm 1994). Vì nhiều sản phẩm, dịch vụ không có giá tương ứng trong bảng giá so sánh năm 1994, hoặc đôi khi có thể do bệnh thành tích, người ta đã tạo ra giá so sánh năm 1994 “mới” gần ngang bằng giá thực tế (mà lẽ ra phải giảm đi vài lần do yếu tố lạm phát cao nhiều năm).
Hệ quả là theo giá so sánh “mới” này, người ta cũng đã tạo ra quy mô và tốc độ tăng trưởng cao một cách giả tạo. Khi Tổng cục Thống kê công bố cả nước tăng trưởng 5-7%, thậm chí 8-9%, thì hầu hết các tỉnh thành đều đã “công bố” đạt tốc độ tăng trưởng hơn 10%/năm. Cứ đà này thì khi tổng hợp các tỉnh lên vùng và cả nước, chúng ta sẽ có các con số chênh lệch nhau đến vài chục phần trăm!
Mặc dù các con số chưa chuẩn, không đúng, nhưng nó không chỉ hợp “khẩu vị” với những ai thích thành tích cao, mà còn làm căn cứ để làm chính sách. Khi lập kế hoạch phấn đấu hàng năm và quy hoạch phát triển dài hạn 10 năm hay dài hơn, người ta đã hoạch định mục tiêu cho địa phương mình các tốc độ tăng trưởng GRDP quá cao, chẳng hạn cần đạt tốc độ 10-15-20%/năm trong liên tục nhiều năm, để nhắm vượt địa phương bạn, để hơn trung bình vùng, hơn trung bình cả nước và hơn thế để “về trước” so với mục tiêu chung của cả nước về cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Lẫn lộn trong xác định phạm vi lãnh thổ của sản xuất các sản phẩm, dịch vụ
Khi tính toán GRDP với các địa phương, một lầm lẫn nữa có thể xảy ra là đã tính trùng các sản phẩm và dịch vụ được sản xuất ở địa phương khác, nhưng được tiêu thụ, được đóng thuế ở địa phương đang xét. Có sự “tranh chấp” thực tế giữa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nơi sản xuất dầu khí, với TPHCM, nơi đóng trụ sở của cơ quan quản lý dầu khí và nộp thuế chủ yếu của tập đoàn Dầu khí.
Thủy điện sản xuất ở Hòa Bình, nhưng GRDP cũng được tính cho Hà Nội vì đây là trụ sở của tập đoàn Điện lực. Vấn đề cũng tương tự khi đánh giá thành tích xuất khẩu các sản phẩm khác cũng dễ gây tính trùng: gạo ở đồng bằng sông Cửu Long, cao su, hồ tiêu, điều,... của các tỉnh miền Đông, Tây Nguyên xuất qua cảng TPHCM. Thậm chí, sản phẩm điện tử sản xuất ở một tỉnh này và xuất ở cảng tỉnh khác cũng gây ra số liệu nhầm lẫn. Ngành than sản xuất ở Quảng Ninh, nhưng các công ty bán than lại có trụ sở ở Hà Nội. Rồi các ngành xi măng, vật liệu xây dựng...
Việc “khắc phục” tình trạng này trong điều kiện phân cấp ngân sách đến mức chia cắt như hiện nay lại là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng “chạy đua”: tỉnh nào cũng muốn làm riêng cảng, riêng sân bay, để ... “tự thở bằng mũi của mình”, rất không phù hợp với đặc tính liên hoàn của hệ thống kết cấu hạ tầng và dịch vụ hiện đại.
Trong điều kiện thiếu các thông tin đến với người dân và cả một số lãnh đạo, các loại nhầm lẫn nêu trên cũng góp phần gây ra các kiểu ngộ nhận khác nhau, hệ quả đã làm cho bức tranh kinh tế cả nước bị méo mó đi phần nào. Đó là chưa kể các sai lệch khác trong các số liệu về tài chính, ngân hàng, thương mại quốc tế... Vì thế, các cơ quan thống kê các cấp ở nước ta nên đóng vai trò “nhạc trưởng” và phản ánh thực tế khách quan cần được đề cao hơn nữa.
Về lý thuyết, GDP được tính theo ba phương pháp chủ yếu là:
- Phương pháp sản xuất: GDP = tổng giá trị sản xuất - tổng chi phí trung gian + thuế nhập khẩu.
- Phương pháp thu nhập: GDP = tổng thu nhập của người lao động từ sản xuất + tổng thặng dư sản xuất + tổng khấu hao tài sản cố định + tổng thuế gián thu và thuế sản xuất khác + thuế nhập khẩu - trợ cấp cho sản xuất.
- Phương pháp sử dụng cuối cùng: GDP = tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình + tiêu dùng cuối cùng của nhà nước + tích lũy tài sản + xuất khẩu - nhập khẩu.
Tuy nhiên thực tế các nước vận dụng khác nhau. Ở một số nước có nền kinh tế chuyển đổi và hầu hết các địa phương ở nước ta hay thiên về dùng phương pháp sản xuất (dựa trên nguồn cung từ sản xuất - supply side) phù hợp với quá trình chuyển phương pháp từ MPS sang SNA, trong khi các nước có nền kinh tế thị trường thiên về phương pháp sử dụng cuối cùng (dựa vào nhu cầu cuối cùng - demand side - cho tiêu dùng, đầu tư và chênh lệch xuất nhập khẩu).
Euroland is being crucifixed
http://blogs.ft.com/economistsforum/2010/02/euroland-is-being-crucified-upon-its-cross-of-gold/
Monetary reform alone will not bring prosperity to euroland. That will also require breaking with the neo-liberal approach to labour markets and macroeconomic policy. However, monetary reform is a necessary ingredient and absent such reform euroland faces stagnation and protracted high unemployment. Moreover, some financially weaker member countries may be forced to exit the euro because of financial market pressures or domestic political discontent. Either way, this could have potentially devastating global economic consequences, which means all countries have an interest in EMU reform.
Monetary reform alone will not bring prosperity to euroland. That will also require breaking with the neo-liberal approach to labour markets and macroeconomic policy. However, monetary reform is a necessary ingredient and absent such reform euroland faces stagnation and protracted high unemployment. Moreover, some financially weaker member countries may be forced to exit the euro because of financial market pressures or domestic political discontent. Either way, this could have potentially devastating global economic consequences, which means all countries have an interest in EMU reform.
Are Tobin's q good indication for overvaluation or undervaluation?
In their book Valuing Wall Street published in early 2000, Andrew Smithers and Stephen Wright claim that the q ratio popularized by Nobel laureate James Tobin reliably identifies periods of extreme overvaluation and undervaluation in stock prices. Can investors use this indicator to implement a successful market timing strategy?
EFF/KRF: This proposition has been tested in several papers, and the answer is no. The market-to-book ratio for the market (a proxy for q) shows some ability to predict stock returns during the 1930s, but not thereafter.
EFF/KRF: This proposition has been tested in several papers, and the answer is no. The market-to-book ratio for the market (a proxy for q) shows some ability to predict stock returns during the 1930s, but not thereafter.
Sexonomics
http://falkenblog.blogspot.com/2010/02/valentines-day-sexonomics.html
Steve Levitt's Freakonomics bestseller highlighted that many quirky phenomenon can be analyzed using economic reasoning, or really, assuming individuals are self interested, and applying statistics and logic to that. Many people find this application of 'economics' much more interesting than applying such logic to widgets or muni bonds, so why not just get all those cost and indifference curves in price/quantity space out of economics textbooks, and replace with sexy pictures and fun sex trivia? One could then see economic lessons on Spike TV, right after Manswers. After all, sex is an object of exchange just like any other commodity, but a lot more fun for college-aged students to contemplate.
For example, Charlotte Allen's article on the New Dating Game, and Lori Gottlieb's book on why women should settle rather than become spinsters, brought forth a lot of 'Freakonomic' issues around dating, sex and marriage, and generated considerable blog buzz (see Robin Hansen, Slate, Jezebel). Writing about these matters is always sure to get people excited, because these are issues people feel they understand pretty well, so people who disagree are way wrong! This got me thinking about the fun book, Mathematics and Sex, which is good nerd porn. Consider the application of economic models to the following issues:
Asset pricing: Choosing a young man for a long-term mate means evaluating his future value; you don't want a young hottie who won't age well. Hot Chippendale dancers with low intelligence aren't good buys. But then, if you want to get the next billionaire, should you try to find the next Bill Gates or Warren Buffet? These are true nerds, and at 18 they weren’t attractive to most women (Buffet writes candidly about his social ineptness as a young man). So, should women glom on to nerds? Well, it could be that nerds have a higher top return, but lower average return, so this isn't optimal even abstracting from their obviously lower current value. Fads based on conspicuous successes can alter the value of current young men. Perhaps your dad was a prior bubble (eg, he was good at 'the hustle').
Labor Economics: A lot of labor issues are about cartels: monopsonies, such as one-firm towns as when mining companies employed a plurality of people in a town, or monopolies as when unions prevent companies from negotiating with individual employees. Historically men have dominated women in the sense of having more political and monetary power, so, why not have all women form a cartel, as in Lysistrata, withholding sex to get men to be nicer? The problem is this is not robust to defection. One woman, presumably an opportunistic woman of lower quality (eg, a "2"), could offer sex to a high quality man and thus snag a top male. Once this happens, the coalition falls like a house of cards. Indeed, Milton Friedman predicted that the OPEC oil cartel would eventually fail because such cartels are inherently fragile.
Game Theory: Thomas Schelling highlighted the benefits of being irrational, because if you convince other countries you will blow the world up if they launch an atomic bomb at you, you actually deter their use of the bomb. Committing to an irrational response, is rational. In a similar way, prudish mores about sex can make everyone in society better off, because without stigma and shame of having sex outside a pair-bond, there's massive sexual inequality and lower parental investment. Consider that monogamy is good for beta or omega males, because that keeps alpha males with only one female. But if sexual morality becomes unpopular, serial monogamy (aka one-night stands) will be a dominant strategy for those with the highest value, because they can. Those with the most to gain from such activity will do it most, further eroding the quaint stigma attached to casual sex, encouraging more of it. Those with low value will try to have casual sex to signal they have higher value, leading to an equilibrium like when Charlton Heston comes down from the mountain with the 10 commandments and it's the best frat party ever (soon ruined by a vengeful God, and as always the people who didn't rush are very envious). Charlotte Adam's piece on the New Dating Game basically suggests this is what is happening, leading to alpha males having many partners, omega males left out, and women of all qualities tolerating philandering men who aren't there to raise the kids (aka, 'restoring primate-style hypergamy').
Supply/Demand curve elasticities: Men's demand for sex more inelastic, in that they need sex more than women. Just look at the sex frequency of gays vs. lesbians, and you see that men prefer more sex than women. One reason may be that a sex act implies a much higher probability of orgasm for men than women, so if the present value of sex is the expected orgasmic payoff, it’s strictly higher for men. In any case, women can extract compensation from men in return for sex, because the person with the higher elasticity has the market power. Ergo, men have to bring more to the transaction than their bodies, they have to pay for dates, open doors, put the toilet seat down, etc. Indeed, on a day-to-day basis, a woman's lower sexual desire negates a man’s physical or monetary advantage, which is why most women are at least co-equals in their relationships.
Public Choice Theory: median voter theory suggests that candidates merge to slightly different takes on the median position. However, when political issues are considered multidimensional rather than single dimensional, an agenda setter could start at any point in the issue space and, by strategically selecting issues end up at any other point in the issue space, so that there is no unique and stable outcome. Arrow's Impossibility Theorem highlights that there is no way a multidimensional person can be unambiguously ranked, in that there is always some arbitrariness how you weigh, say, personality vs. physical attractiveness, or within looks, face vs body, or within a face, skin tone vs symmetry (eg, there are many important dimensions). So one clear implication is to emphasize, like Maureen Dowd, your best attributes as best for everyone, and pooh-pooh the status quo preferences that highlight the Beyonce's and their male equivalents as vulgar, uneducated and short sighted.
Search Theory: Date 37 men. That is a sample of men who reveal a desire to match with you. You want to maximize your mate’s quality. This is the optimal stopping problem, or secretary problem, because you sequentially select from a sample of a population, and at some time have to settle down to enjoy the benefits of that person (eg, you eventually want to ‘use’ the secretary/mate), and you can’t go back (always pathetic, ‘hey, remember me? It turns out I was wrong and you are the best I can do. Want to go out again?’). A practical solution that is near optimal is to lock on to your next partner that is better than best of the original 37, which presumably increases the odds of finding your best match from 1% to 37%(that seems like a lot to me, but hey, he proved it). That's probably near your best match given your type.
Pooling vs. Separating Equilibria: in a pooling equilibrium, the good and bad apples are mixed together, so you price them as the average. This leads to breakdown in markets, because no one will sell good apples if they are assumed half-good. Quality signals will be costly, because otherwise they lead to pooling equilibrium. One thing men want is fertility, which is correlated with attributes like waist-to-hip ratios (optimally 0.69—heh—for women, 0.92 for men), clear skin, white sclera, and women’s magazines often highlight ways for middle aged women to enhance these attributes. One thing women want in men is money, so they find men with BMWs more attractive than men in Dodge Neons (indeed, women have a higher frequency of orgasm with higher wealth men).
Obviously, one could come up with enough examples and applications to replace Mankiw with something much more salacious and of interest to the mass of 18-21 year olds learning economics. It's not as if the application of economics to the study of GDP and employment has elevated the nature of political debates over the past 100 years.
Steve Levitt's Freakonomics bestseller highlighted that many quirky phenomenon can be analyzed using economic reasoning, or really, assuming individuals are self interested, and applying statistics and logic to that. Many people find this application of 'economics' much more interesting than applying such logic to widgets or muni bonds, so why not just get all those cost and indifference curves in price/quantity space out of economics textbooks, and replace with sexy pictures and fun sex trivia? One could then see economic lessons on Spike TV, right after Manswers. After all, sex is an object of exchange just like any other commodity, but a lot more fun for college-aged students to contemplate.
For example, Charlotte Allen's article on the New Dating Game, and Lori Gottlieb's book on why women should settle rather than become spinsters, brought forth a lot of 'Freakonomic' issues around dating, sex and marriage, and generated considerable blog buzz (see Robin Hansen, Slate, Jezebel). Writing about these matters is always sure to get people excited, because these are issues people feel they understand pretty well, so people who disagree are way wrong! This got me thinking about the fun book, Mathematics and Sex, which is good nerd porn. Consider the application of economic models to the following issues:
Asset pricing: Choosing a young man for a long-term mate means evaluating his future value; you don't want a young hottie who won't age well. Hot Chippendale dancers with low intelligence aren't good buys. But then, if you want to get the next billionaire, should you try to find the next Bill Gates or Warren Buffet? These are true nerds, and at 18 they weren’t attractive to most women (Buffet writes candidly about his social ineptness as a young man). So, should women glom on to nerds? Well, it could be that nerds have a higher top return, but lower average return, so this isn't optimal even abstracting from their obviously lower current value. Fads based on conspicuous successes can alter the value of current young men. Perhaps your dad was a prior bubble (eg, he was good at 'the hustle').
Labor Economics: A lot of labor issues are about cartels: monopsonies, such as one-firm towns as when mining companies employed a plurality of people in a town, or monopolies as when unions prevent companies from negotiating with individual employees. Historically men have dominated women in the sense of having more political and monetary power, so, why not have all women form a cartel, as in Lysistrata, withholding sex to get men to be nicer? The problem is this is not robust to defection. One woman, presumably an opportunistic woman of lower quality (eg, a "2"), could offer sex to a high quality man and thus snag a top male. Once this happens, the coalition falls like a house of cards. Indeed, Milton Friedman predicted that the OPEC oil cartel would eventually fail because such cartels are inherently fragile.
Game Theory: Thomas Schelling highlighted the benefits of being irrational, because if you convince other countries you will blow the world up if they launch an atomic bomb at you, you actually deter their use of the bomb. Committing to an irrational response, is rational. In a similar way, prudish mores about sex can make everyone in society better off, because without stigma and shame of having sex outside a pair-bond, there's massive sexual inequality and lower parental investment. Consider that monogamy is good for beta or omega males, because that keeps alpha males with only one female. But if sexual morality becomes unpopular, serial monogamy (aka one-night stands) will be a dominant strategy for those with the highest value, because they can. Those with the most to gain from such activity will do it most, further eroding the quaint stigma attached to casual sex, encouraging more of it. Those with low value will try to have casual sex to signal they have higher value, leading to an equilibrium like when Charlton Heston comes down from the mountain with the 10 commandments and it's the best frat party ever (soon ruined by a vengeful God, and as always the people who didn't rush are very envious). Charlotte Adam's piece on the New Dating Game basically suggests this is what is happening, leading to alpha males having many partners, omega males left out, and women of all qualities tolerating philandering men who aren't there to raise the kids (aka, 'restoring primate-style hypergamy').
Supply/Demand curve elasticities: Men's demand for sex more inelastic, in that they need sex more than women. Just look at the sex frequency of gays vs. lesbians, and you see that men prefer more sex than women. One reason may be that a sex act implies a much higher probability of orgasm for men than women, so if the present value of sex is the expected orgasmic payoff, it’s strictly higher for men. In any case, women can extract compensation from men in return for sex, because the person with the higher elasticity has the market power. Ergo, men have to bring more to the transaction than their bodies, they have to pay for dates, open doors, put the toilet seat down, etc. Indeed, on a day-to-day basis, a woman's lower sexual desire negates a man’s physical or monetary advantage, which is why most women are at least co-equals in their relationships.
Public Choice Theory: median voter theory suggests that candidates merge to slightly different takes on the median position. However, when political issues are considered multidimensional rather than single dimensional, an agenda setter could start at any point in the issue space and, by strategically selecting issues end up at any other point in the issue space, so that there is no unique and stable outcome. Arrow's Impossibility Theorem highlights that there is no way a multidimensional person can be unambiguously ranked, in that there is always some arbitrariness how you weigh, say, personality vs. physical attractiveness, or within looks, face vs body, or within a face, skin tone vs symmetry (eg, there are many important dimensions). So one clear implication is to emphasize, like Maureen Dowd, your best attributes as best for everyone, and pooh-pooh the status quo preferences that highlight the Beyonce's and their male equivalents as vulgar, uneducated and short sighted.
Search Theory: Date 37 men. That is a sample of men who reveal a desire to match with you. You want to maximize your mate’s quality. This is the optimal stopping problem, or secretary problem, because you sequentially select from a sample of a population, and at some time have to settle down to enjoy the benefits of that person (eg, you eventually want to ‘use’ the secretary/mate), and you can’t go back (always pathetic, ‘hey, remember me? It turns out I was wrong and you are the best I can do. Want to go out again?’). A practical solution that is near optimal is to lock on to your next partner that is better than best of the original 37, which presumably increases the odds of finding your best match from 1% to 37%(that seems like a lot to me, but hey, he proved it). That's probably near your best match given your type.
Pooling vs. Separating Equilibria: in a pooling equilibrium, the good and bad apples are mixed together, so you price them as the average. This leads to breakdown in markets, because no one will sell good apples if they are assumed half-good. Quality signals will be costly, because otherwise they lead to pooling equilibrium. One thing men want is fertility, which is correlated with attributes like waist-to-hip ratios (optimally 0.69—heh—for women, 0.92 for men), clear skin, white sclera, and women’s magazines often highlight ways for middle aged women to enhance these attributes. One thing women want in men is money, so they find men with BMWs more attractive than men in Dodge Neons (indeed, women have a higher frequency of orgasm with higher wealth men).
Obviously, one could come up with enough examples and applications to replace Mankiw with something much more salacious and of interest to the mass of 18-21 year olds learning economics. It's not as if the application of economics to the study of GDP and employment has elevated the nature of political debates over the past 100 years.
Data mining: 4(sell) x2 (rise) system
James Altucher has an article in the WSJ titled 'A Simple Way to Beat Hedge Funds' in which he discusses the 4x2 system:
I’ve traded this system for years, and even though it has no fancy chaos theory, it works. Basically, if a stock falls in price for four days in a row (for instance, after a bad earnings report) chances are the selling is done. Within four days, everyone’s seen the news, everyone’s had a chance to sell and most of the sellers have probably already sold.
He reports the following cumulative performance from 1992-2009.
I had no problem with the article (the idea is creative, the results were impressive), until this statement (bold mine):
But a simple system like this: wait for a stock to go down four days in a row, then buy until it goes up two days in a row, has never had a down year, and has beaten nearly every hedge fund.
Has "never" had a down year is a BOLD statement. And quite possibly true... if a 17 year period is "never".
While I won't question the above data (although it is almost impossible for the average investor [me] to verify), the Nasdaq has been around since 1971 and one can easily test the broader index with the 4x2 strategy over that entire period (I figure this would at least show the broad trend, but I would love to see the actual results).
My results?
Buying at the close at every period in which the Nasdaq was down 4 days in a row and selling when it was up 2 days in a row, the performance from 1992-2009 was exceptional (close to what is detailed above) with an average return for each trade over that period of more than 1% (though there was a massive draw down in 2001 [with a period in August - September where the Nasdaq did not have a 2 day win streak over a 31 day trading window] that I am not sure how individual security selection would miss).
But from 1971-1991?
Not so much.... returns per trade were less than -1% (and there were more trades in this period, thus overall Nasdaq since inception 4x2 performance is negative).
My take?
While James Altucher does write a lot of credible articles, at the end of the day he is trying to do exactly what the hedge fund managers he insults in his article are trying to do:
to impress investors or potential investors
My take? Just like the data mined equity signal I created 'The Pub Power Equity Signal', if it sounds too good to be true... it probably is.
Source: Yahoo
I’ve traded this system for years, and even though it has no fancy chaos theory, it works. Basically, if a stock falls in price for four days in a row (for instance, after a bad earnings report) chances are the selling is done. Within four days, everyone’s seen the news, everyone’s had a chance to sell and most of the sellers have probably already sold.
He reports the following cumulative performance from 1992-2009.
I had no problem with the article (the idea is creative, the results were impressive), until this statement (bold mine):
But a simple system like this: wait for a stock to go down four days in a row, then buy until it goes up two days in a row, has never had a down year, and has beaten nearly every hedge fund.
Has "never" had a down year is a BOLD statement. And quite possibly true... if a 17 year period is "never".
While I won't question the above data (although it is almost impossible for the average investor [me] to verify), the Nasdaq has been around since 1971 and one can easily test the broader index with the 4x2 strategy over that entire period (I figure this would at least show the broad trend, but I would love to see the actual results).
My results?
Buying at the close at every period in which the Nasdaq was down 4 days in a row and selling when it was up 2 days in a row, the performance from 1992-2009 was exceptional (close to what is detailed above) with an average return for each trade over that period of more than 1% (though there was a massive draw down in 2001 [with a period in August - September where the Nasdaq did not have a 2 day win streak over a 31 day trading window] that I am not sure how individual security selection would miss).
But from 1971-1991?
Not so much.... returns per trade were less than -1% (and there were more trades in this period, thus overall Nasdaq since inception 4x2 performance is negative).
My take?
While James Altucher does write a lot of credible articles, at the end of the day he is trying to do exactly what the hedge fund managers he insults in his article are trying to do:
to impress investors or potential investors
My take? Just like the data mined equity signal I created 'The Pub Power Equity Signal', if it sounds too good to be true... it probably is.
Source: Yahoo
Smartbook - Netbook War
Tương lai nào cho smartbook?
http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhteso/thitruong/29115/
Patrick Moorhead, Phó chủ tịch về tiếp thị của AMD, nhận định rằng với mức giá giả định là 200 đô-la Mỹ, smartbook sẽ vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của những thiết bị như điện thoại thông minh và máy chơi game cầm tay vốn được người tiêu dùng biết rõ hơn.
Ngoài ra, sự cạnh tranh còn đến từ chính netbook sau khi Intel gần đây đã giới thiệu một phiên bản chip Atom mới nhỏ gọn hơn dành cho netbook. Loại chip này hứa hẹn sẽ dẫn đến sự ra đời của những mẫu netbook có giá thành thấp hơn nữa, đe dọa làm giảm bớt sức hút của smartbook.
Trong khi đó, ngay cả một số chuyên gia cũng hoài nghi về sức hút của smartbook. Roger Kay, một nhà nghiên cứu thị trường tại công ty Endpoint Technologies Associates, nhận định: “Smartbook tỏ ra quá lớn để là một chiếc điện thoại, nhưng lại quá nhỏ để có thể tạo nội dung dễ dàng trên đó. Không có nhiều bằng chứng rằng người tiêu dùng sẽ thích nó”. Bên cạnh đó, việc các nhà sản xuất trì hoãn tung smartbook ra thị trường – một số mẫu đầu tiên dự kiến chỉ xuất hiện trong quý 4 năm nay – đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh của thiết bị này.
Dù vậy, đã có những dấu hiệu tiến triển trong thời gian gần đây. Tại một cuộc gặp với các nhà phân tích vào tháng 11-2009, Paul Jacobs, Giám đốc điều hành Qualcomm, đã giới thiệu một thiết bị cầm tay cực mỏng được cho là chiếc smartbook thật sự đầu tiên.
http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhteso/thitruong/29115/
Patrick Moorhead, Phó chủ tịch về tiếp thị của AMD, nhận định rằng với mức giá giả định là 200 đô-la Mỹ, smartbook sẽ vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của những thiết bị như điện thoại thông minh và máy chơi game cầm tay vốn được người tiêu dùng biết rõ hơn.
Ngoài ra, sự cạnh tranh còn đến từ chính netbook sau khi Intel gần đây đã giới thiệu một phiên bản chip Atom mới nhỏ gọn hơn dành cho netbook. Loại chip này hứa hẹn sẽ dẫn đến sự ra đời của những mẫu netbook có giá thành thấp hơn nữa, đe dọa làm giảm bớt sức hút của smartbook.
Trong khi đó, ngay cả một số chuyên gia cũng hoài nghi về sức hút của smartbook. Roger Kay, một nhà nghiên cứu thị trường tại công ty Endpoint Technologies Associates, nhận định: “Smartbook tỏ ra quá lớn để là một chiếc điện thoại, nhưng lại quá nhỏ để có thể tạo nội dung dễ dàng trên đó. Không có nhiều bằng chứng rằng người tiêu dùng sẽ thích nó”. Bên cạnh đó, việc các nhà sản xuất trì hoãn tung smartbook ra thị trường – một số mẫu đầu tiên dự kiến chỉ xuất hiện trong quý 4 năm nay – đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh của thiết bị này.
Dù vậy, đã có những dấu hiệu tiến triển trong thời gian gần đây. Tại một cuộc gặp với các nhà phân tích vào tháng 11-2009, Paul Jacobs, Giám đốc điều hành Qualcomm, đã giới thiệu một thiết bị cầm tay cực mỏng được cho là chiếc smartbook thật sự đầu tiên.
Giá vàng bất ngờ “chạm ngưỡng” 2,7 triệu đồng/chỉ
Tiếp tục tăng mạnh thêm 70.000 đồng/chỉ, giá vàng miếng trong nước sáng nay đã “ngấp nghé” mốc 2,7 triệu đồng/chỉ. Hiện giá vàng trong nước đang cao hơn thế giới trên 100.000 đồng/chỉ (chưa tính thuế và các chi phí khác).
Theo công bố từ Công ty Bảo Tín Minh Châu, giá vàng Rồng Thăng Long sáng nay giao dịch ở mức 2,63 triệu đồng/chỉ (mua vào) - 2,66 triệu đồng/chỉ (bán ra), tăng 65.000 đồng/chỉ so với lúc đóng cửa phiên trước. Vàng miếng của SJC Hà Nội tăng 70.000 đồng/chỉ, lên mức 2,635 triệu đồng/chỉ - 2,665 triệu đồng/chỉ.
Vàng miếng Thần Tài Sacombank (SBJ) niêm yết giao dịch tại mức 2,638 triệu đồng/chỉ - 2,64 triệu đồng/chỉ. Chênh lệch giữa giá mua và bán được niêm yết trong biên độ hẹp nhằm kích thích lượng giao dịch của vàng miếng thương hiệu này.
Giao dịch trên thị trường khá sôi động trong những ngày giáp Tết với lực mua chiếm áp đảo. Việc giá vàng tăng liên tục vào 2 ngày gần đây chủ yếu là do nhu cầu mua vàng của người dân tăng lên trong khi lượng vàng bán ra của các tổ chức kinh doanh vàng trong nước lại không nhiều như thời điểm trước đó. Tuy nhiên, theo quan sát, đến thời điểm hiện nay, sức mua vàng của người dân bắt đầu chững lại khi giá vàng đã nằm ở mức được coi là khá cao.
Ngược lại, trên thị trường thế giới, giá vàng sụt giảm trở lại trong phiên giao dịch của thị trường New York đêm qua (có thời điểm xuống đến mức 1.063 USD/ounce) trước những lo ngại đà phục hồi của nền kinh tế sẽ bị cản trở khi các chương trình kích thích kinh tế của FED bị rút đi. Kết thúc phiên trên thị trường New York, giá vàng giao tháng 4 giảm 90 cent, xuống mức 1.076,3 USD/ounce.
Nguyên nhân là do USD tăng mạnh so với các đồng tiền chính khác sau phát biểu của chủ tịch FED trước Quốc hội về việc thắt chặt tín dụng. Đồng USD tăng mạnh đã ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu nắm giữ kim loại quý khi nó được xem là tài sản đầu tư an toàn khi tiền giấy mất giá. Hôm qua, đồng USD đã tăng 0,9% so với EUR.
Tuy nhiên, sáng nay trên thị trường châu Á, giá vàng giao ngay tăng đáng kể, lúc gần 11h trên trang điện tử Kitco ở mức 1.078 USD/ounce, biên độ tăng hơn 7 USD/ounce.
Theo đánh giá của giới chuyên gia, giá vàng trong nước tăng mạnh phiên sáng nay do ảnh hưởng bởi giá USD lên 19.700 VND trên thị trường tự do. Sau khi Ngân hàng Nhà nước có quyết định tăng mạnh tỷ giá liên ngân hàng từ mức 17.941 VND/1 USD lên 18.544 VND/1 USD, cho phép khối ngân hàng thương mại giao dịch tỷ giá ở mức trần 19.100 VND. Tại các điểm kinh doanh ngoại tệ, giá USD lập tức tăng 350 VND so với hôm qua, lên mức 19.300 VND -19.700 VND (mua vào - bán ra).
Lấy tỷ giá tự do ở mức 19.700 VND/1 USD để tính, giá vàng trong nước đang cao hơn 100.000 đồng/chỉ (chưa tính thuế và các chi phí khác), bất chấp việc Ngân hàng Nhà nước can thiệp để bình ổn giá vàng bằng cách yêu cầu SJC bán vàng miếng ra thị trước cách đây mấy hôm.
Theo Dân Trí
Theo công bố từ Công ty Bảo Tín Minh Châu, giá vàng Rồng Thăng Long sáng nay giao dịch ở mức 2,63 triệu đồng/chỉ (mua vào) - 2,66 triệu đồng/chỉ (bán ra), tăng 65.000 đồng/chỉ so với lúc đóng cửa phiên trước. Vàng miếng của SJC Hà Nội tăng 70.000 đồng/chỉ, lên mức 2,635 triệu đồng/chỉ - 2,665 triệu đồng/chỉ.
Vàng miếng Thần Tài Sacombank (SBJ) niêm yết giao dịch tại mức 2,638 triệu đồng/chỉ - 2,64 triệu đồng/chỉ. Chênh lệch giữa giá mua và bán được niêm yết trong biên độ hẹp nhằm kích thích lượng giao dịch của vàng miếng thương hiệu này.
Giao dịch trên thị trường khá sôi động trong những ngày giáp Tết với lực mua chiếm áp đảo. Việc giá vàng tăng liên tục vào 2 ngày gần đây chủ yếu là do nhu cầu mua vàng của người dân tăng lên trong khi lượng vàng bán ra của các tổ chức kinh doanh vàng trong nước lại không nhiều như thời điểm trước đó. Tuy nhiên, theo quan sát, đến thời điểm hiện nay, sức mua vàng của người dân bắt đầu chững lại khi giá vàng đã nằm ở mức được coi là khá cao.
Ngược lại, trên thị trường thế giới, giá vàng sụt giảm trở lại trong phiên giao dịch của thị trường New York đêm qua (có thời điểm xuống đến mức 1.063 USD/ounce) trước những lo ngại đà phục hồi của nền kinh tế sẽ bị cản trở khi các chương trình kích thích kinh tế của FED bị rút đi. Kết thúc phiên trên thị trường New York, giá vàng giao tháng 4 giảm 90 cent, xuống mức 1.076,3 USD/ounce.
Nguyên nhân là do USD tăng mạnh so với các đồng tiền chính khác sau phát biểu của chủ tịch FED trước Quốc hội về việc thắt chặt tín dụng. Đồng USD tăng mạnh đã ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu nắm giữ kim loại quý khi nó được xem là tài sản đầu tư an toàn khi tiền giấy mất giá. Hôm qua, đồng USD đã tăng 0,9% so với EUR.
Tuy nhiên, sáng nay trên thị trường châu Á, giá vàng giao ngay tăng đáng kể, lúc gần 11h trên trang điện tử Kitco ở mức 1.078 USD/ounce, biên độ tăng hơn 7 USD/ounce.
Theo đánh giá của giới chuyên gia, giá vàng trong nước tăng mạnh phiên sáng nay do ảnh hưởng bởi giá USD lên 19.700 VND trên thị trường tự do. Sau khi Ngân hàng Nhà nước có quyết định tăng mạnh tỷ giá liên ngân hàng từ mức 17.941 VND/1 USD lên 18.544 VND/1 USD, cho phép khối ngân hàng thương mại giao dịch tỷ giá ở mức trần 19.100 VND. Tại các điểm kinh doanh ngoại tệ, giá USD lập tức tăng 350 VND so với hôm qua, lên mức 19.300 VND -19.700 VND (mua vào - bán ra).
Lấy tỷ giá tự do ở mức 19.700 VND/1 USD để tính, giá vàng trong nước đang cao hơn 100.000 đồng/chỉ (chưa tính thuế và các chi phí khác), bất chấp việc Ngân hàng Nhà nước can thiệp để bình ổn giá vàng bằng cách yêu cầu SJC bán vàng miếng ra thị trước cách đây mấy hôm.
Theo Dân Trí
Thursday, 11 February 2010
Tỷ giá LNH lại được điều chỉnh mạnh
http://www.thesaigontimes.vn/Home/taichinh/tiente/29925
Tỷ giá lại được điều chỉnh giật giật mãi.
Tỷ giá lại được điều chỉnh giật giật mãi.
Monday, 8 February 2010
Thanh khoản vẫn khó khăn
http://cafef.vn/2010020805041627CA34/ngan-hang-nha-nuoc-bom-tien-cuu-thanh-khoan.chn
Thursday, 4 February 2010
IMF chief warns of reliance on exports
http://www.ft.com/cms/s/0/14ad3de8-0d02-11df-a2dc-00144feabdc0,dwp_uuid=91d7b52e-0527-11df-a85e-00144feabdc0.html
Đinh Tuấn Minh - Con đường tạo lập uy tín cho VND
http://www.sgtt.com.vn/Detail100.aspx?ColumnId=100&newsid=62470&fld=HTMG/2010/0128/62470
Chính sách tỷ giá - VTTA - View từ cán cân thanh toán
http://vneconomy.vn/2010020405152285P0C6/chinh-sach-ty-gia-tam-diem-vi-mo-2010.htm
Tuesday, 2 February 2010
Mô hình TQ - Các quan điểm báo chí
http://cafef.vn/20100202104350368CA32/nguoi-trung-quoc-noi-gi-ve-mo-hinh-trung-quoc.chn
Monday, 1 February 2010
Việt kiều mua nhà: Thống kê thấp hơn thực tế
http://cafef.vn/2010020102411288CA35/viet-kieu-mua-nha-thong-ke-thap-hon-thuc-te.chn
“Luật quy định Việt kiều có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất, có thể được hiểu là Việt kiều chỉ được mua nhà ở chứ không được mua đất. Vậy, Việt kiều có được phép mua đất dự án rồi sau đó tự xây nhà không? Vấn đề này vẫn chưa có nghị định hướng dẫn”, ông Thao dẫn chứng. Trong một số trường hợp, việc xác định người gốc Việt Nam gặp khó khăn nếu họ được sinh ra ở nước ngoài, nay bố mẹ đều đã mất.
Nói chung VN không có bán đất, chỉ bán quyền sử dụng đất cho mọi đối tượng. Tuy nhiên lại không qui định chỉ bán riêng cái quyền sử dụng đất, mà phải mua cái nhà!
“Luật quy định Việt kiều có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất, có thể được hiểu là Việt kiều chỉ được mua nhà ở chứ không được mua đất. Vậy, Việt kiều có được phép mua đất dự án rồi sau đó tự xây nhà không? Vấn đề này vẫn chưa có nghị định hướng dẫn”, ông Thao dẫn chứng. Trong một số trường hợp, việc xác định người gốc Việt Nam gặp khó khăn nếu họ được sinh ra ở nước ngoài, nay bố mẹ đều đã mất.
Nói chung VN không có bán đất, chỉ bán quyền sử dụng đất cho mọi đối tượng. Tuy nhiên lại không qui định chỉ bán riêng cái quyền sử dụng đất, mà phải mua cái nhà!
Thị trường nghề môi giới CK
http://cafef.vn/20100120102826108CA31/cuoc-chien-san-dau-nguoi-thi-phan-moi-gioi-va-ket-qua-kinh-doanh-2009-cua-cac-ctck.chn
Các nhân viên môi giới giỏi không những có quan hệ tốt với nhiều khách VIP, họ phải có hệ thống thông tin nhanh nhạy để tư vấn đầu tư cho khách hàng, và các khoản tiền tỷ mang lại cho khách sẽ được “thưởng” cho môi giới từ chính tỷ lệ ăn chia trên doanh số giao dịch của khách. Các công ty chứng khoán thu hút nhân sự từ chính tỷ lệ ăn chia này.
Thông thường lương trả cho nhân viên môi giới bình thường là 3 triệu đồng/tháng, tuy nhiên các nhân viên này sẽ được "ăn chia" phí môi giới, thông thường là 30/70 (môi giới được "ăn" 30% phí môi giới của khách, sau khi trừ đi các khoản phí nộp cho Sở), hoặc 40/60, có nơi lên tới 50% phí giao dịch của khách hàng.
Lấy ví dụ về đội môi giới chiếm thị phần 10% thị trường. Trung bình 1 ngày thị trường giao dịch 3.000 tỷ đồng, phí giao dịch sau khi trừ đi thuế và các khoản phải trả cho hai Sở là 0,1% và tỷ lệ ăn chia của môi giới là 50/50 thì trung bình một ngày, nhóm này kiếm được 150 triệu đồng (3.000tỷx10%x0,1%x0,5). Tính chung cả tháng (giao dịch 22 phiên), nhóm này sẽ kiếm được khoảng 3.3 tỷ đồng riêng tiền phí môi giới. Chưa kể các phiên 2 sàn giao dịch lên tới 5.000 - 10.000 tỷ đồng.
Các nhân viên môi giới giỏi không những có quan hệ tốt với nhiều khách VIP, họ phải có hệ thống thông tin nhanh nhạy để tư vấn đầu tư cho khách hàng, và các khoản tiền tỷ mang lại cho khách sẽ được “thưởng” cho môi giới từ chính tỷ lệ ăn chia trên doanh số giao dịch của khách. Các công ty chứng khoán thu hút nhân sự từ chính tỷ lệ ăn chia này.
Thông thường lương trả cho nhân viên môi giới bình thường là 3 triệu đồng/tháng, tuy nhiên các nhân viên này sẽ được "ăn chia" phí môi giới, thông thường là 30/70 (môi giới được "ăn" 30% phí môi giới của khách, sau khi trừ đi các khoản phí nộp cho Sở), hoặc 40/60, có nơi lên tới 50% phí giao dịch của khách hàng.
Lấy ví dụ về đội môi giới chiếm thị phần 10% thị trường. Trung bình 1 ngày thị trường giao dịch 3.000 tỷ đồng, phí giao dịch sau khi trừ đi thuế và các khoản phải trả cho hai Sở là 0,1% và tỷ lệ ăn chia của môi giới là 50/50 thì trung bình một ngày, nhóm này kiếm được 150 triệu đồng (3.000tỷx10%x0,1%x0,5). Tính chung cả tháng (giao dịch 22 phiên), nhóm này sẽ kiếm được khoảng 3.3 tỷ đồng riêng tiền phí môi giới. Chưa kể các phiên 2 sàn giao dịch lên tới 5.000 - 10.000 tỷ đồng.
Subscribe to:
Posts (Atom)