Kinh tế Thái Lan: Hy vọng và thách thức
Cũng như người anh nổi tiếng của mình, bà Yingluck nhấn mạnh rằng Thái Lan phải phát triển một nền kinh tế dựa trên tiêu dùng nội địa để hạn chế sự phụ thuộc vào các thị trường lớn như Mỹ và Trung Quốc.
Để làm được điều đó, đảng Puea Thai chủ trương phải nâng cao sức mua của người dân vùng nông thôn, vốn bị nhiều thiệt thòi so với giới trung lưu đô thị ở Bangkok và các thành phố công nghiệp khác. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, 20% dân số giàu nhất của Thái Lan nhận được 55% tổng thu nhập của xã hội trong khi 20% dân số nghèo nhất chỉ nhận được 4%, và Thái Lan là nơi có sự chênh lệch thu nhập lớn nhất châu Á.
Dự tính những chính sách kinh tế chủ yếu của đảng Puea Thai sẽ tiêu tốn của ngân sách Thái Lan khoảng 264 tỉ baht (8,5 tỉ đô la Mỹ) trong năm nay và đó là một con số không nhỏ so với tình trạng của nền kinh tế.
Ngân hàng Trung ương Thái Lan đã lập tức bày tỏ sự quan ngại về phương hướng mà chính phủ của bà Yingluck có thể đi theo và ảnh hưởng của nó đối với trạng thái tài chính của Thái Lan, khả năng lạm phát bị đẩy lên cao và làm cạn kiệt các nguồn lực của chính phủ.
Theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Thái Lan, tỷ lệ nợ công của Thái Lan đã vào khoảng 42% GDP và có thể tăng lên mức 60% GDP trong sáu năm nữa. Nếu thực hiện các chính sách kích cầu của tân chính phủ, con số nợ công của Thái Lan sẽ vượt qua ngưỡng an toàn.
Tăng lương còn đe dọa lợi thế lao động giá rẻ của Thái Lan trong việc thu hút đầu tư.
Các chính sách kinh tế Thaksinomics tuy giúp thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong xã hội song cũng có những mặt trái. Một số nhà kinh tế khác cho rằng, những chính sách của ông Thaksin trước đây đem lại rất ít hiệu quả trong việc tạo công ăn việc làm hoặc chuyển dịch nền kinh tế theo hướng giảm sự lệ thuộc vào xuất khẩu. Thực tế, tỷ lệ xuất khẩu trong GDP của Thái Lan đã tăng từ mức 50% năm 2005 lên 65% hiện nay.
----------------------------
Thực tế muốn cải thiện được nhu cầu trong nước thì cần có chính sách để người nghèo có thể tạo ra thêm của cải chứ không phải là chỉ đơn thuần phân phát tiền của chính phủ cho họ trong bối cảnh hệ thống tài khóa còn bất cập.
Một trong những giải pháp là phải nâng năng suất lao động của người nghèo qua cải cách về kỹ thuật và cách tổ chức chuỗi giá trị trong nền kinh tế. Nói đơn giản, tạo cho người nghèo cơ hội làm giàu. Nói thì đơn giản, làm thì không. Vì vậy, không nhiều nước vượt lên được nhóm nước giàu trong khi lại có nhiều nước dễ rơi vào khủng hoảng nợ như Hy Lạp.
Sunday, 10 July 2011
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment