Thực tế hạch toán và kiểm toán trong trường hợp có tình trạng đa tỷ giá và lãi suất. :))
“Bây giờ, ngân hàng anh đã gia nhập “Câu lạc bộ 14%/năm”, nhưng thực tế trên các báo cáo và biểu niêm yết lãi suất huy động VND vẫn là 12%/năm, tôn trọng đồng thuận chung. Nếu tăng lãi suất một cách thẳng thừng cũng khó ăn nói với nhà quản lý. Việc hạch toán chi phí đầu vào thêm 2% đó tưởng là đơn giản nhưng phức tạp lắm”, phó tổng giám đốc trên cho biết thêm.
2% tăng thêm không thể hiện ở biểu niêm yết, thông thường được đưa vào chi phí khuyến mại - đúng như cách mà ngân hàng này đang triển khai. Nhưng chi phí khuyến mại cũng có những giới hạn về pháp lý.
Phức tạp hơn, qua mặc cả của người bán, trường hợp ngân hàng phải mua vào USD cao hơn giá quy định, chi phí đội thêm đó phải hạch toán thế nào? Ngược lại, về phía doanh nghiệp, nếu họ phải mua theo giá tự do cỡ trên 21.000 VND, chênh trên 1.500 VND so với giá quy định, phải hạch toán khoản chênh lệch lớn đó như thế nào, nhất là khi không đưa trực tiếp vào hóa đơn chứng từ trừ phi… phạm luật?
Đem câu chuyện trên trao đổi với một chuyên gia kiểm toán, thông tin có được là: “Với dân trong nghề thì không có gì lạ. Có 1001 chiêu thức, đơn giản có, tinh vi có, đường thẳng hay đường vòng đều có cả, nhưng lại rất khó để đưa vào kết luận, ghi nhận trên hồ sơ kiểm toán”.
Chuyên gia này đưa ra một số chiêu khá quen thuộc. Đơn giản, từng có trước đây là doanh nghiệp và ngân hàng mua hoặc bán USD “vòng” qua đồng tiền thứ ba. Theo đó, quy định giao dịch theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng cộng với biên độ bị vô hiệu hóa, bởi cơ chế này chỉ áp cho giao dịch giữa USD với VND. Trước phát sinh này, cuối năm 2008, Ngân hàng Nhà nước đã có nhắc nhở và yêu cầu các nhà băng không được đi vòng qua đồng tiền thứ ba để tính ra tỷ giá USD/VND, bởi “nó gây xáo trộn và không trung thực”.
Bịt chỗ này lại hở chỗ kia. Trong quá trình làm kiểm toán, chuyên gia trên cho biết một số ngân hàng có thể sử dụng nghiệp vụ Option quyền chọn. Đi cùng với đó doanh nghiệp phải trả một khoản chi phí để mua quyền, nhưng hợp đồng được cấu trúc theo hướng khách hàng không bao giờ thực hiện, dĩ nhiên là có thỏa thuận; theo đó khoản phí bị “mất”, đổi lại là mua được USD theo đúng giá niêm yết, thể hiện đàng hoàng trên hóa đơn sổ sách.
Tương tự, một cách khác cũng có thể tính đến, ngân hàng sẽ làm thêm hợp đồng thu phí dịch vụ thu xếp vốn, phí thu xếp ngoại tệ; khoản phí đó bù vào chênh lệch giá cho thực tế…
Tham khảo những trao đổi trên các diễn đàn kiểm toán, một số ý kiến cũng nhận định rằng việc hợp thức hóa chênh lệch hai giá nói trên có những chiêu thức tinh vi hơn, nghiệp vụ kiểm toán có thể bắt mạch được quy trình nhưng rất khó để chứng minh.
-------------------
Đã có nhiều phản ánh, phân tích về tình trạng trên. Một mặt nó làm biến dạng các báo cáo tài chính, một mặt tạo nhưng rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động, rủi ro về pháp lý cả với ngân hàng và doanh nghiệp.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment