http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-11-24-tu-khong-tu-toi-kennedy-cat-nghia-su-phat-trien-dong-a
Bài này có nhiều điều mình khó mà đồng ý ở cái khái niệm là đặt vai trò của người lãnh đạo đất nước cao và cố nói rằng nhờ vào việc đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích cá nhân mà Đông Á thịnh vượng. Cái phủ nhận lợi thế kinh tế của khối Đông Á cũng là khiên cưỡng khi mà TQ rõ ràng là có những lợi thế về chi phí.
Tuy nhiên bài này đặt 1 câu hỏi rất đáng quan tâm là "tại sao Đông Á?". 1 điều có thể có ý nghĩa là Khổng giáo đặt nặng vai trò của học tập và kiến thức trong xã hội, nghĩa là giáo dục tuy có nước yếu kém nhưng mối quan tâm đến giáo dục của mỗi nứoc Đông Á đều lớn. Cái thứ hai là sự ổn định tương đối về chính trị và an ninh so với khối Châu Mỹ Latin (ít ra bắt cóc và nội chiến không phải là một vấn đề thường thấy trong xã hội như tình trạng kẹt xe). Và có lẽ là người Đông Á về mặt trung bình chung là chăm chỉ. Cuối cùng, ý tưởng của Krugman: người Đông Á chi tiêu và lạc quan, ít ra không có diminished expectation. Dường như có vẻ chúng ta lại thấy người Đông Á ngày càng khó tính hơn, như vậy nghĩa là có higher expectation?
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment