http://www.vneconomy.vn/2009022409275370P0C19/cau-chuyen-sieu-thi.htm
Đọc cho biết
Trong một cuộc họp bàn về hệ thống phân phối hiện đại trên thị trường Tp.HCM, một đại diện của hệ thống siêu thị Co.opmart cho rằng, cái mà ở Việt Nam nhiều người đang gọi là siêu thị hiện nay, nếu ở Nhật hay một vài quốc gia phát triển khác, họ gọi tạm dịch ra tiếng Việt là cửa hàng bách hóa tổng hợp (general merchandise store - gọi tắt là GMS).
Sự khác biệt của GMS với các siêu thị ở Việt Nam nằm ở chỗ GMS của nước ngoài đa phần bán hàng thiết yếu hàng ngày trong gia đình như thực phẩm, hóa phẩm, hoặc có thêm quần áo hay giày dép nhưng không phải là hàng thời trang mà là quần áo, giày dép dùng trong nhà.
Còn các siêu thị của Việt Nam hiện nay, vừa bán hàng thực phẩm, phi thực phẩm, có cả khu vực bán hàng thời trang, thậm chí là hàng kim khí điện máy. Nhưng dù sao, mô hình siêu thị tổng hợp (tức không tính siêu thị chuyên doanh một mặt hàng (special store) như siêu thị điện máy, siêu thị điện thoại...) hiện tại trên thị trường có nhiều nét tương đồng với GMS hơn là siêu thị (super market) đúng nghĩa của nó.
Nhưng ngay cả nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối khi đưa loại hình đại siêu thị (hyper market) vào Việt Nam thì người tiêu dùng vẫn quen gọi chung là siêu thị.
Một chuyên gia nghiên cứu về hệ thống phân phối hiện đại cho biết điển hình của trường hợp này là Cora Đồng Nai, nay gọi là Big C Đồng Nai ở ngã ba Vũng Tàu.
...
Một nhà quản lý lâu năm trong một hệ thống siêu thị ở Tp.HCM nói, có thể tạm chia thành 6 loại hình phân phối hiện đại trên thị trường phân phối hiện nay với từng đặc điểm nhận dạng đặc trưng, bao gồm đại siêu thị, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, cửa hàng tiện lợi và các siêu thị chuyên doanh.
...
Túm lại, khá hữu ích
Friday, 27 February 2009
Bài học từ lịch sử sóng gió của Citigroup
Những gì mà Citigroup đã trải qua đem tới bài học quan trọng đối với hoạt động giải cứu ngân hàng của Mỹ hiện nay.
Ngân hàng City Bank of New York được thành lập vào năm 1812 bởi một nhóm thương nhân nuôi hy vọng lấp đầy chỗ trống để lại sau sự đóng cửa của ngân hàng có tên First Bank of the United States. First Bank là một dạng ngân hàng trung ương, nhưng hiến chương của ngân hàng này chỉ được Quốc hội Mỹ cho phép tồn tại trong vòng 20 năm, tới năm 1811.
Trong cuộc khủng hoảng 1837, Citigroup suýt nữa thì đổ vỡ, nhưng đã được giải cứu bởi người giàu nhất nước Mỹ khi đó là tỷ phú buôn lông thú John Jacob Astor.
Một cộng sự của tỷ phú này là Moses Taylor đã xây dựng City Bank trở thành một thành lũy tài chính tuyệt vời, với dự trữ vốn dồi dào và các quy định cho vay ngặt nghèo. Nhờ đó, City Bank đã trở thành nguồn cung cấp tài chính hàng đầu cho cho quân đội Chính phủ trong thời kỳ nội chiến ở Mỹ (1861-1865). Trong cuộc khủng hoảng tài chính đầu tiên ở Mỹ sau nội chiến, cuộc khủng hoảng xảy ra năm 1873, City Bank đã đứng vững.
Kể từ đây, lịch sử của City Bank bắt đầu một quá trình đan xen giữa sự thận trọng và dám chấp nhận rủi ro, giữa thành công và cận kề đổ vỡ - quá trình định hình nên tập đoàn ngân hàng Citigroup và hệ thống tài chính Mỹ ngày nay.
James Stillman, người trở thành chủ tịch của City Bank vào năm 1891 đã lãnh đạo ngân hàng này bằng chiến lược kết hợp giữa sự khôn ngoan và những tham vọng lớn. City Bank đã vượt qua cuộc khủng hoảng 1893 một phần nhờ dự trữ vàng khổng lồ mà Stillman đã tích trữ do ông đã nhận thấy trước nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng này.
Cùng với ngân hàng JPMorgan, City Bank đã giải cứu Chính phủ liên bang Mỹ khỏi bờ vực vỡ nợ vào năm 1985 và nhanh chóng phát triển thành ngân hàng lớn nhất nước Mỹ.
Tới năm 1914, City Bank bắt đầu vươn ra thị trường quốc tế sau khi vận động được Quốc hội nước này hủy Đạo luật Dự trữ Liên bang và cho phép ngân hàng mở chi nhánh ở nước ngoài. Tuy nhiên, bước phát triển này suýt nữa đẩy City Bank vào thảm họa, khi mà những khoản vay lớn cho các ông chủ mía đường ở Cuba bỗng trở thành nợ xấu.
Charles E. Mitchell - người đứng đầu mảng kinh doanh chứng khoán của Ciy Bank - trở thành cứu cánh của ngân hàng này. Ông đã cho phát hành chứng khoán dựa trên các khoản nợ xấu ở Cuba, đồng thời tiếp tục tìm kiếm những cách thức sáng tạo hơn để bán chứng khoán và cho vay đối với tầng lớp trung lưu đang phát triển mạnh ở Mỹ trong suốt thập niên 1920.
Năm 1921, Mitchell trở thành Chủ tịch của City Bank và sau đó đã xây dựng ngân hàng này trở thành siêu thị tài chính đầu tiên. Khi mọi tài sản tài chính trở thành độc hại trong Đại khủng hoảng 1930, ông trở thành kẻ “giơ đầu chịu báng” số một cho mọi lời chỉ trích.
Trong lần khủng hoảng đó Mitchell là mục tiêu chính trong những phiên điều trần gay gắt ở Quốc hội Mỹ, bị bắt giữ - nhưng không bị kết án - vì bị buộc tội trốn thuế. Cuối cùng, ông phải từ chức trong sự miệt thị và chỉ trích của dư luận.
Đạo luật Glass-Steagall Act ra đời năm 1933 chấm dứt sự kết hợp giữa hai mô hình ngân hàng thương mại và kinh doanh chứng khoán mà Mitchell đã đi đầu khởi xướng. Từ đó, City Bank tồn tại với tư cách một ngân hàng nhỏ hơn, với hoạt động thu hẹp hơn.
Sau gần hai thập niên phát triển thận trọng và cấp rất ít vốn vay mới (ở giữa những năm 1940, hơn một nửa tài sản của City Bank là trái phiếu kho bạc Mỹ) là một kỷ nguyên phát triển mới bắt đầu từ những năm 1950.
Ở thời kỳ này, City Bank được thúc đẩy bởi sự mở rộng của thị trường ngoài Mỹ và những sáng kiến mới ở thị trường trong nước, dưới sự lãnh đạo của Walter Wriston. Trong thời gian nắm giữ vị trí CEO City Bank từ năm 1967 - 1984, Wriston đã thay chữ “y” trong tên của ngân hàng này bằng chữ “i”.
Tuy nhiên, sau nhiều năm thành công, Wriston đã rời Citi với hàng tỷ USD nợ xấu ở thị trường Mỹ Latin. May nhờ lợi nhuận trong mảng ngân hàng bán lẻ tại thị trường Mỹ và mảng kinh doanh thẻ tín dụng mà người kế nhiệm Wriston là John Reed dày công gây dựng - cùng với sự nương tay đáng kể của các nhà chức trách Mỹ và nguồn tiền dồi dào từ các nhà đầu tư Saudi Arabia - mà Citi mới vượt qua được thời kỳ gian khó này.
Tới năm 1998, Reed đồng ý sáp nhập Citi với công ty tài chính Travelers Group. Vụ sáp nhập này chỉ có thể hoàn tất sau khi Quốc hội Mỹ hủy bỏ đạo luật Glass-Steagall Act vào năm 1999. Sau đó, Reed xây dựng Citigroup trở thành siêu thị tài chính lớn nhất thế giới.
Tình hình của Citigroup hiện nay có lẽ ai cũng biết rõ. Dưới sự tàn phá nghiêm trọng của khủng hoảng tài chính, Citigroup đã phải nhận 45 tỷ USD tiền cứu trợ của Chính phủ và tách thành hai bộ phận trong cùng một tập đoàn - một động thái được xem là từ bỏ mô hình siêu thị tài chính hình thành từ sau vụ sáp nhập với Travelers Group.
Mặc dù những tin đồn về việc Chính phủ Mỹ có thể quốc hữu hóa Citigroup đã bị Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke phủ nhận trong phiên điều trần trước Quốc hội nước này ngày 24/2, Citi - cùng với nhiều ngân hàng lớn khác của Mỹ, trong đó có Bank of America - sắp sửa phải trải qua một cuộc kiểm tra năng lực tài chính do các nhà chức trách tiến hành.
Theo ông Bernanke, kết quả của đợt kiểm tra này sẽ quyết định, Chính phủ sẽ tiếp tục bơm vốn cho ngân hàng nào thông qua hình thức mua vào cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi.
Giới quan sát nhận định, chính quyền của Tổng thống Barack Obama dường như đang phải đối mặt với những ưu tiên xung đột nhau. Một mặt, Chính phủ Mỹ muốn nỗ lực đẩy lùi suy thoái, hỗ trợ Citi và các ngân hàng khác trở lại trạng thái ổn định, nhưng mặt khác họ lại thận trọng vì e ngại có thể tự tạo ra những rắc rối tài chính cho chính mình.
Từ lịch sử của Citigroup có thể thấy, đây không phải là những vấn đề tiến thoái lưỡng nan mới mẻ, và những xung đột này chưa bao giờ được giải quyết hoàn hảo cả. Bản thân các ngân hàng và hệ thống tài chính vốn đã tiềm ẩn khả năng dễ đổ vỡ do xu hướng muốn dịch chuyển từ nỗi sợ hãi sang sự tham lam. Ở thời điểm hiện tại, nỗi sợ hãi đang thắng thế.
Vậy việc Chính phủ Mỹ nên làm lúc này có thể là gì?
Vào những năm 1800, Chính phủ Mỹ đã khoanh tay đứng nhìn khi các ngân hàng sụp đổ. Nhưng đây không phải là một lựa chọn của ngày hôm nay, bởi vì thế giới hiện đại không sẵn sàng cho sự đóng cửa của hệ thống tài chính.
Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, việc bơm tiền cho các ngân hàng và ngồi đó hy vọng tình hình được cải thiện cũng không phải là một giải pháp. Họ cho rằng, điều cần thiết lúc này có thể phải là một sự khởi đầu mới: lãnh đạo mới, nhà đầu tư mới, thậm chí là thể chế mới…
Đó cũng chính là con đường mà Citi và hệ thống tài chính nói chung đã phục hồi trong các cuộc khủng hoảng trước đây. Và đó có lẽ cũng chính là bước tiếp theo mà hoạt động giải cứu ngân hàng của Mỹ cần đặt trọng tâm vào nếu muốn có cơ hội thành công.
(Theo Time)
http://www.vneconomy.vn/20090225055959899P0C99/bai-hoc-tu-lich-su-song-gio-cua-citigroup.htm
http://www.vneconomy.vn/20090122120336363P0C99/co-van-kinh-te-cua-obama-lam-chu-tich-citigroup.htm
Something to remember, something to forget ...
Ngân hàng City Bank of New York được thành lập vào năm 1812 bởi một nhóm thương nhân nuôi hy vọng lấp đầy chỗ trống để lại sau sự đóng cửa của ngân hàng có tên First Bank of the United States. First Bank là một dạng ngân hàng trung ương, nhưng hiến chương của ngân hàng này chỉ được Quốc hội Mỹ cho phép tồn tại trong vòng 20 năm, tới năm 1811.
Trong cuộc khủng hoảng 1837, Citigroup suýt nữa thì đổ vỡ, nhưng đã được giải cứu bởi người giàu nhất nước Mỹ khi đó là tỷ phú buôn lông thú John Jacob Astor.
Một cộng sự của tỷ phú này là Moses Taylor đã xây dựng City Bank trở thành một thành lũy tài chính tuyệt vời, với dự trữ vốn dồi dào và các quy định cho vay ngặt nghèo. Nhờ đó, City Bank đã trở thành nguồn cung cấp tài chính hàng đầu cho cho quân đội Chính phủ trong thời kỳ nội chiến ở Mỹ (1861-1865). Trong cuộc khủng hoảng tài chính đầu tiên ở Mỹ sau nội chiến, cuộc khủng hoảng xảy ra năm 1873, City Bank đã đứng vững.
Kể từ đây, lịch sử của City Bank bắt đầu một quá trình đan xen giữa sự thận trọng và dám chấp nhận rủi ro, giữa thành công và cận kề đổ vỡ - quá trình định hình nên tập đoàn ngân hàng Citigroup và hệ thống tài chính Mỹ ngày nay.
James Stillman, người trở thành chủ tịch của City Bank vào năm 1891 đã lãnh đạo ngân hàng này bằng chiến lược kết hợp giữa sự khôn ngoan và những tham vọng lớn. City Bank đã vượt qua cuộc khủng hoảng 1893 một phần nhờ dự trữ vàng khổng lồ mà Stillman đã tích trữ do ông đã nhận thấy trước nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng này.
Cùng với ngân hàng JPMorgan, City Bank đã giải cứu Chính phủ liên bang Mỹ khỏi bờ vực vỡ nợ vào năm 1985 và nhanh chóng phát triển thành ngân hàng lớn nhất nước Mỹ.
Tới năm 1914, City Bank bắt đầu vươn ra thị trường quốc tế sau khi vận động được Quốc hội nước này hủy Đạo luật Dự trữ Liên bang và cho phép ngân hàng mở chi nhánh ở nước ngoài. Tuy nhiên, bước phát triển này suýt nữa đẩy City Bank vào thảm họa, khi mà những khoản vay lớn cho các ông chủ mía đường ở Cuba bỗng trở thành nợ xấu.
Charles E. Mitchell - người đứng đầu mảng kinh doanh chứng khoán của Ciy Bank - trở thành cứu cánh của ngân hàng này. Ông đã cho phát hành chứng khoán dựa trên các khoản nợ xấu ở Cuba, đồng thời tiếp tục tìm kiếm những cách thức sáng tạo hơn để bán chứng khoán và cho vay đối với tầng lớp trung lưu đang phát triển mạnh ở Mỹ trong suốt thập niên 1920.
Năm 1921, Mitchell trở thành Chủ tịch của City Bank và sau đó đã xây dựng ngân hàng này trở thành siêu thị tài chính đầu tiên. Khi mọi tài sản tài chính trở thành độc hại trong Đại khủng hoảng 1930, ông trở thành kẻ “giơ đầu chịu báng” số một cho mọi lời chỉ trích.
Trong lần khủng hoảng đó Mitchell là mục tiêu chính trong những phiên điều trần gay gắt ở Quốc hội Mỹ, bị bắt giữ - nhưng không bị kết án - vì bị buộc tội trốn thuế. Cuối cùng, ông phải từ chức trong sự miệt thị và chỉ trích của dư luận.
Đạo luật Glass-Steagall Act ra đời năm 1933 chấm dứt sự kết hợp giữa hai mô hình ngân hàng thương mại và kinh doanh chứng khoán mà Mitchell đã đi đầu khởi xướng. Từ đó, City Bank tồn tại với tư cách một ngân hàng nhỏ hơn, với hoạt động thu hẹp hơn.
Sau gần hai thập niên phát triển thận trọng và cấp rất ít vốn vay mới (ở giữa những năm 1940, hơn một nửa tài sản của City Bank là trái phiếu kho bạc Mỹ) là một kỷ nguyên phát triển mới bắt đầu từ những năm 1950.
Ở thời kỳ này, City Bank được thúc đẩy bởi sự mở rộng của thị trường ngoài Mỹ và những sáng kiến mới ở thị trường trong nước, dưới sự lãnh đạo của Walter Wriston. Trong thời gian nắm giữ vị trí CEO City Bank từ năm 1967 - 1984, Wriston đã thay chữ “y” trong tên của ngân hàng này bằng chữ “i”.
Tuy nhiên, sau nhiều năm thành công, Wriston đã rời Citi với hàng tỷ USD nợ xấu ở thị trường Mỹ Latin. May nhờ lợi nhuận trong mảng ngân hàng bán lẻ tại thị trường Mỹ và mảng kinh doanh thẻ tín dụng mà người kế nhiệm Wriston là John Reed dày công gây dựng - cùng với sự nương tay đáng kể của các nhà chức trách Mỹ và nguồn tiền dồi dào từ các nhà đầu tư Saudi Arabia - mà Citi mới vượt qua được thời kỳ gian khó này.
Tới năm 1998, Reed đồng ý sáp nhập Citi với công ty tài chính Travelers Group. Vụ sáp nhập này chỉ có thể hoàn tất sau khi Quốc hội Mỹ hủy bỏ đạo luật Glass-Steagall Act vào năm 1999. Sau đó, Reed xây dựng Citigroup trở thành siêu thị tài chính lớn nhất thế giới.
Tình hình của Citigroup hiện nay có lẽ ai cũng biết rõ. Dưới sự tàn phá nghiêm trọng của khủng hoảng tài chính, Citigroup đã phải nhận 45 tỷ USD tiền cứu trợ của Chính phủ và tách thành hai bộ phận trong cùng một tập đoàn - một động thái được xem là từ bỏ mô hình siêu thị tài chính hình thành từ sau vụ sáp nhập với Travelers Group.
Mặc dù những tin đồn về việc Chính phủ Mỹ có thể quốc hữu hóa Citigroup đã bị Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke phủ nhận trong phiên điều trần trước Quốc hội nước này ngày 24/2, Citi - cùng với nhiều ngân hàng lớn khác của Mỹ, trong đó có Bank of America - sắp sửa phải trải qua một cuộc kiểm tra năng lực tài chính do các nhà chức trách tiến hành.
Theo ông Bernanke, kết quả của đợt kiểm tra này sẽ quyết định, Chính phủ sẽ tiếp tục bơm vốn cho ngân hàng nào thông qua hình thức mua vào cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi.
Giới quan sát nhận định, chính quyền của Tổng thống Barack Obama dường như đang phải đối mặt với những ưu tiên xung đột nhau. Một mặt, Chính phủ Mỹ muốn nỗ lực đẩy lùi suy thoái, hỗ trợ Citi và các ngân hàng khác trở lại trạng thái ổn định, nhưng mặt khác họ lại thận trọng vì e ngại có thể tự tạo ra những rắc rối tài chính cho chính mình.
Từ lịch sử của Citigroup có thể thấy, đây không phải là những vấn đề tiến thoái lưỡng nan mới mẻ, và những xung đột này chưa bao giờ được giải quyết hoàn hảo cả. Bản thân các ngân hàng và hệ thống tài chính vốn đã tiềm ẩn khả năng dễ đổ vỡ do xu hướng muốn dịch chuyển từ nỗi sợ hãi sang sự tham lam. Ở thời điểm hiện tại, nỗi sợ hãi đang thắng thế.
Vậy việc Chính phủ Mỹ nên làm lúc này có thể là gì?
Vào những năm 1800, Chính phủ Mỹ đã khoanh tay đứng nhìn khi các ngân hàng sụp đổ. Nhưng đây không phải là một lựa chọn của ngày hôm nay, bởi vì thế giới hiện đại không sẵn sàng cho sự đóng cửa của hệ thống tài chính.
Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, việc bơm tiền cho các ngân hàng và ngồi đó hy vọng tình hình được cải thiện cũng không phải là một giải pháp. Họ cho rằng, điều cần thiết lúc này có thể phải là một sự khởi đầu mới: lãnh đạo mới, nhà đầu tư mới, thậm chí là thể chế mới…
Đó cũng chính là con đường mà Citi và hệ thống tài chính nói chung đã phục hồi trong các cuộc khủng hoảng trước đây. Và đó có lẽ cũng chính là bước tiếp theo mà hoạt động giải cứu ngân hàng của Mỹ cần đặt trọng tâm vào nếu muốn có cơ hội thành công.
(Theo Time)
http://www.vneconomy.vn/20090225055959899P0C99/bai-hoc-tu-lich-su-song-gio-cua-citigroup.htm
http://www.vneconomy.vn/20090122120336363P0C99/co-van-kinh-te-cua-obama-lam-chu-tich-citigroup.htm
Something to remember, something to forget ...
Thursday, 26 February 2009
Đầu tư gì khi khủng hoảng
Bà con vẫn thích đầu tư vào vàng và cash hơn! => để chờ xem thế nào
http://www.bloomberg.com/apps/news?pid=20601012&sid=aJSqfjl4bjF8&refer=commodities
“Further de-risking” will likely continue this year because of “uncertainty over the financial landscape, combined with future inflationary fears resulting from interest rate cuts and quantitative easing by central banks.”
=> Many of us are risk lovers, so I don't know how long will de-risking be the case.
http://www.bloomberg.com/apps/news?pid=20601012&sid=aJSqfjl4bjF8&refer=commodities
“Further de-risking” will likely continue this year because of “uncertainty over the financial landscape, combined with future inflationary fears resulting from interest rate cuts and quantitative easing by central banks.”
=> Many of us are risk lovers, so I don't know how long will de-risking be the case.
Monday, 23 February 2009
TARP và những vấn đề của Mỹ
Giới hạn lương của nhân sự cấp cao
http://www.thesaigontimes.vn/Home/thegioi/kinhtecacnuoc/14920/
Éc, 500,000 thì còn lâu có nguời làm ... bà con sẽ lại qua mặt chính phủ để chi thêm thôi.
http://www.thesaigontimes.vn/Home/thegioi/kinhtecacnuoc/14920/
Éc, 500,000 thì còn lâu có nguời làm ... bà con sẽ lại qua mặt chính phủ để chi thêm thôi.
Vấn đề kích cầu và trở lại vấn đề tỷ giá
Không nên quá kỳ vọng vào gói kích cầu - Bài của TS Vũ Thành Tự Anh
http://www.vneconomy.vn/2009022307586735P0C5/khong-nen-qua-ky-vong-vao-goi-kich-cau.htm
Vâng, nhưng thưa TS, cũng đừng quá kỳ vọng vào giải pháp điều chỉnh tỷ giá
http://www.vneconomy.vn/2009022307586735P0C5/khong-nen-qua-ky-vong-vao-goi-kich-cau.htm
Vâng, nhưng thưa TS, cũng đừng quá kỳ vọng vào giải pháp điều chỉnh tỷ giá
Saturday, 21 February 2009
Monday, 16 February 2009
Luật - Tên doanh nghiệp trùng nhau!
Bó tay ... chú ý: doanh nghiệp chỉ không được trùng tên trong cùng tỉnh, thành phố?!
http://cafef.vn/2009021606384915CA33/ha-noi-lung-tung-xu-ly-600-dn-trung-ten.chn
http://cafef.vn/2009021606384915CA33/ha-noi-lung-tung-xu-ly-600-dn-trung-ten.chn
Kích cầu vào đâu?
Mục này đang được quan tâm, sẽ update các bài bàn về kích cầu, thật khó mà biết kích cầu vào đâu cho nó hiệu quả.
Bài của anh Linh
http://cafef.vn/20090216035951274CA33/chinh-sach-kich-cau-1-ty-usd-lieu-co-phat-huy-het-tac-dung.chn
Bài của anh Linh
http://cafef.vn/20090216035951274CA33/chinh-sach-kich-cau-1-ty-usd-lieu-co-phat-huy-het-tac-dung.chn
Wednesday, 11 February 2009
Châu Phi meeting - 1 màu vàng!
Vàng ... và đói nghèo => Thua châu Phi!
http://vnexpress.net/GL/The-gioi/Anh/2009/02/3BA0AF48/
http://vnexpress.net/GL/The-gioi/Anh/2009/02/3BA0AF48/
Daily FX on Stimulus plan
It shows how crazy analysts are, they just say stimulus plan will improve confidence, now they say it will not!!!!
http://www.dailyfx.com/story/topheadline/US_Stimulus_Plan_And_Financial_1234385269761.html
http://www.dailyfx.com/story/topheadline/US_Stimulus_Plan_And_Financial_1234385269761.html
Back to exchange rate issues
Nước Nga cạn dự trữ ngoại tệ
http://www.vneconomy.vn/20090209094957194P0C99/nuoc-nga-dung-truoc-nguy-co-can-ngoai-te-du-tru.htm
http://vietnamnet.vn/kinhte/2009/02/830003/ USD/VND sẽ là 18.500??? Dự báo bằng cái gì dạ???
http://www.vneconomy.vn/20090209094957194P0C99/nuoc-nga-dung-truoc-nguy-co-can-ngoai-te-du-tru.htm
http://vietnamnet.vn/kinhte/2009/02/830003/ USD/VND sẽ là 18.500??? Dự báo bằng cái gì dạ???
Tuesday, 10 February 2009
Tips trong khủng hoảng
Vượt khủng hoảng bằng giá rẻ, chất lượng => đấy, cần gì phải hạ giá VND. Giá JPY vẫn cao mà người ta có hàng rẻ kìa.
http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Quoc-te/2009/02/3BA0AEC6/
http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Quoc-te/2009/02/3BA0AEC6/
Friday, 6 February 2009
How to fund bailout - AIER
AIER - Really something to know
http://www.aier.org/research/commentaries/1105-will-foreigners-bailout-obamas-stimulus-spending
http://www.aier.org/research/commentaries/1105-will-foreigners-bailout-obamas-stimulus-spending
Inflation and gold
Investors pin for gold for the fear of hyperinflation - Reuters
http://www.reuters.com/article/ousiv/idUSTRE5155N120090206?rpc=401&&pageNumber=1&virtualBrandChannel=0
But is that the case ? We are still see deflation ahead, so, why you want to buy gold now?
http://www.reuters.com/article/ousiv/idUSTRE5155N120090206?rpc=401&&pageNumber=1&virtualBrandChannel=0
But is that the case ? We are still see deflation ahead, so, why you want to buy gold now?
"Nội lực" Nhà nước - bài của Lê Hồng Giang
Bài trên SGTT
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hàng năm tổng hợp và công bố số liệu kinh tế xã hội của các nước thành viên trong một tài liệu gọi là “Những số liệu căn bản” (Key Indicators). Nhìn vào số liệu về tài khoản quốc gia của Việt Nam và các nước trong khu vực trong bản báo cáo của ADB năm nay, có một số điểm sau cần lưu ý.
Trước hết có thể thấy GDP của Việt Nam năm 2007 được phân bổ như sau (GDP = C + G + I + NX):
– Tiêu dùng tư nhân: C = 64,9%
– Tiêu dùng chính phủ: G = 6,1%
– Đầu tư trong nước: I = 44,1%
– Xuất khẩu ròng (xuất khẩu – nhập khẩu): NX = X – N = 73,6% – 90,2% = –16,6%
Đặc điểm đầu tiên có thể dễ dàng nhận thấy là tiêu dùng tư nhân của Việt Nam thuộc nhóm cao nhất trong khu vực Đông – Đông Nam Á (64,9%), cao hơn nhiều so với Trung Quốc (37,1%) và Thái Lan (53,5%). Ngược lại, tiêu dùng chính phủ của ta lại thuộc nhóm thấp nhất trong khu vực, chỉ có 6,1% so với 14,4% của Trung Quốc và 12,6% của Thái Lan. Nếu gộp hai mục này lại thì tiêu dùng nội địa của Việt Nam vẫn cao hơn Trung Quốc và Thái Lan nhưng đã bằng hoặc thấp hơn một số nước khác.
Tại sao tiêu dùng tư nhân (C) của Việt Nam lại cao như vậy? Có phải vì dân Việt Nam không có tính tiết kiệm? Chúng ta thường tự khen là người Việt Nam “cần cù tiết kiệm”, số liệu về tỷ lệ tiết kiệm nội địa cho thấy dân Trung Quốc và cả dân Thái Lan cũng hơn dân Việt Nam về mặt này. Cũng có thể tỷ lệ tiết kiệm của Việt Nam thấp vì đa số người dân còn nghèo nên phần lớn thu nhập phải chi cho các nhu cầu cơ bản như lương thực, y tế, giáo dục. Khi một người phải “chạy ăn từng bữa” thì không thể có tiết kiệm được. Lập luận này có vẻ hợp lý vì tiêu dùng tư nhân ở Campuchia, Indonesia và Philippines, những nước nghèo trong khu vực, cũng cao tương đương hoặc nhỉnh hơn Việt Nam. Tuy nhiên, bạn có thể đặt câu hỏi: vì nghèo nên tiết kiệm thấp hay vì không tiết kiệm nên nghèo? Hay đấy là một cái vòng luẩn quẩn?
Điều ngạc nhiên hơn là chi tiêu chính phủ (G) của Việt Nam lại thấp như vậy (6,1%). Chúng ta vẫn than phiền về bộ máy hành chính cồng kềnh và Chính phủ vẫn đang cố gắng tinh giảm biên chế để bớt gánh nặng cho ngân sách. Vậy tại sao G của Việt Nam lại chưa bằng nửa của Trung Quốc (14,4%) và Thái Lan (12,6%)? Có phải vì nguồn thu của Chính phủ thấp nên G buộc phải nhỏ? Số liệu về ngân sách cho thấy không phải vậy. Ngân sách của Việt Nam có tổng nguồn thu bằng 24,9% GDP, so với 20,6% của Trung Quốc và 17,2% của Thái Lan.
Với nguồn thu bằng 24,9% GDP năm 2007, Chính phủ đã chi tiêu tổng cộng bằng 28,1% GDP trong đó phần chi vào G chỉ có 6,1%. Như vậy 22% GDP được Chính phủ chi vào đầu tư và xây dựng cơ bản. Đây là tỷ lệ chi cho đầu tư công lớn nhất khu vực, gấp bốn lần Trung Quốc (5,5%) và hơn ba lần Thái Lan (6,6%). Có thể nói Chính phủ Việt Nam là nhà đầu tư lớn nhất trong nền kinh tế. Trong số 44,7% tổng đầu tư trong nước, Nhà nước chiếm 22%, các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm 9,3%, vậy là giới doanh nghiệp tư nhân Việt Nam chỉ đầu tư bằng 10,4%, so với 35% của Trung Quốc và 17% của Thái Lan. Tóm lại “nội lực” của Việt Nam vẫn chủ yếu nằm trong tay Nhà nước và sự “còi cọc” của khu vực tư nhân có thể là hậu quả của hiệu ứng lấn át (là hiệu ứng nhà nước hoạt động kinh tế quá nhiều nên lấn át cơ hội sử dụng nguồn lực của tư nhân vì tổng nguồn lực của nền kinh tế là hữu hạn).
Vài năm gần đây Việt Nam cổ vũ và khuyến khích quá trình “xã hội hoá” nhiều dịch vụ công như xây dựng cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, thể thao, và mới nhất là công chứng. Nếu hiểu “xã hội hoá” là dỡ bỏ các rào cản pháp lý để các thành phần kinh tế tư nhân có thể cùng Nhà nước (và cạnh tranh với Nhà nước) cung cấp các dịch vụ công này thì đây là điều đáng khuyến khích. Tuy nhiên nếu “xã hội hoá” là một hình thức Nhà nước đẩy một phần trách nhiệm cung cấp các dịch vụ công vào tay người dân thì kết quả sẽ là G giảm và C tăng. Ví dụ trước đây người dân được khám bệnh miễn phí, thực ra chi phí cho việc khám bệnh nằm trong G, nay ngành y tế được “xã hội hoá” – người bệnh phải trả một phần viện phí nên C tăng lên. Việc G của Việt Nam giảm liên tục từ 12,3% năm 1990 đến 6,1% năm 2007 có thể là một dấu hiệu đáng ngại của xu hướng “xã hội hoá” các dịch vụ công kiểu này. Trong khi đó G của Trung Quốc dao động trong khoảng 14 – 15% còn của Thái Lan tăng liên tục từ 9,4 – 12,6%.
Tương quan G/C thấp của Việt Nam còn có thể do hệ thống an sinh và bảo hiểm xã hội của Việt Nam còn quá nhỏ và yếu. Ngay cả trong trường hợp các quỹ bảo hiểm xã hội (hưu trí, thất nghiệp, y tế) được đặt ngoài ngân sách (như của Việt Nam hiện tại), Chính phủ vẫn phải thường xuyên bù lỗ cho các quỹ này, nhất là trong các giai đoạn kinh tế khó khăn. Nâng cao mức phúc lợi cho người dân từ các quỹ này, gián tiếp làm tăng G, vừa giúp giảm bớt khó khăn trong cuộc sống của người dân vừa tạo ra một cơ chế “kích thích tài khoá tự động” cho nền kinh tế.
Số liệu về tổng thu ngân sách của Việt Nam tăng liên tục từ 21,9% năm 1990 lên 28,1% năm 2007. Vậy G giảm liên tục chứng tỏ đầu tư chính phủ đã tăng không ngừng. Có thể đây là chiến lược phát triển của Việt Nam: tăng tốc đầu tư chính phủ (vào các tập đoàn nhà nước) để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhưng rõ ràng chiến lược này có giới hạn của nó. Giữ G thấp quá lâu sẽ làm ảnh hưởng đến vốn con người và vốn xã hội trong khi tăng đầu tư nhà nước có hiệu quả không cao vì vừa dễ bị thất thoát vừa bị hạn chế bởi năng lực và cơ chế quản lý. Một bằng chứng rất rõ là nhiều nhà kinh tế đã cảnh báo tỷ lệ đầu tư trên tăng trưởng (ICOR) của Việt Nam đang tăng liên tục và cao hơn nhiều nước trong khu vực (ICOR trung bình của Việt Nam tính theo số liệu của ADB từ năm 2001 đến 2007 là 5,5).
Bên cạnh chiến lược phát triển dựa vào đầu tư của Chính phủ, Việt Nam cũng học tập (theo lời khuyên của ngân hàng Thế giới) chiến lược phát triển hướng vào xuất khẩu của nhiều nước, lãnh thổ ở châu Á đã và đang thành công như Đài Loan, Hàn Quốc, Hong Kong, Singapore, Malaysia và Trung Quốc. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2007 đạt 167% GDP, cao hơn của Trung Quốc (72%) và Thái Lan (139%) nhưng vẫn thấp hơn Malaysia (200%), Hong Kong và Singapore (400%). Đây là một chiến lược phát triển nhiều rủi ro vì nó phụ thuộc vào cầu thế giới, một điều các nước nhỏ không thể tác động được. Điều này có thể thấy rất rõ khi các nước châu Á có độ mở tương đương với Việt Nam đều đang bị suy thoái khá nghiêm trọng do cầu thế giới sụt giảm trong nửa sau năm 2008.
Tất nhiên chấp nhận rủi ro là để được những thuận lợi khác: các nước áp dụng chính sách phát triển dựa vào xuất khẩu đều đã có những giai đoạn phát triển vượt bực, là hình mẫu cho cả thế giới. Tuy nhiên khi áp dụng chiến lược này có một điểm Việt Nam không bắt chước được là luôn bị thâm hụt thương mại. Trong tất cả các nước trong khu vực có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lớn hơn 70% GDP, chỉ có Việt Nam và Campuchia bị thâm hụt cán cân thương mại (nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu). Trong khi Campuchia bị thâm hụt có lẽ do tiêu dùng nội địa (C+G) quá cao (84%), Việt Nam bị thâm hụt chủ yếu vì đầu tư nội địa cao (tiêu dùng nội địa của Việt Nam tương đương với các nước có thặng dư thương mại).
Tổng tiết kiệm của Việt Nam năm 2007 là 29,8% GDP, khá thấp so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên số tiết kiệm này thừa đủ cho đầu tư tư nhân trong nước (10%), cho nên Việt Nam phải nhập khẩu vốn (NX = –16,6%) hoàn toàn để tài trợ cho đầu tư nhà nước. Tóm lại, Việt Nam đã áp dụng chính sách phát triển dựa vào gia tăng đầu tư nhà nước (trong khi giảm dần G) để kích thích xuất khẩu. Nhưng vì đầu tư nhà nước có hiệu quả không cao nên tăng trưởng kinh tế không đủ bù đắp nhu cầu vốn nội tại, do vậy cán cân thương mại đã và đang thâm hụt nặng nề.
Nửa đầu năm 2008 Việt Nam đã chịu sức ép lạm phát rất lớn. Nguyên nhân trực tiếp đã được nhiều người chỉ ra là tốc độ tăng cung tiền và tín dụng quá nhanh trong năm 2007, một phần do ngân hàng Nhà nước đã không kịp thời hoặc không có khả năng trung hoà (sterilize) hoạt động mua ngoại tệ khi dòng FDI tăng vọt trong năm. Tuy nhiên nhìn từ khía cạnh tài khoản quốc gia, nguy cơ lạm phát có thể còn do tốc độ tăng trưởng của cầu nội địa (DD = C+G+I). Số liệu của ADB cho thấy năm 2007 C tăng 9,6%, G tăng 8,9% và I tăng 24,2%. Trong khi đó tăng trưởng của tổng sản lượng chỉ là 8,5%, nhỏ hơn tất cả các cấu thành của cầu nội địa.
Kết hợp với trọng số của các cấu thành nói trên có thể tính được tốc độ tăng cầu nội địa cho Việt Nam năm 2007 là 15%, gần gấp đôi so với tốc độ tăng GDP. Trong khi đó, các nước khác trong khu vực và ngay cả Việt Nam trong những năm trước đó đều có tốc độ tăng cầu nội địa tương đương với tốc độ tăng GDP, nếu có chênh lệch cũng không đến mức gấp đôi như vậy (trừ Brunei là một nước rất nhỏ và có tỷ trọng xuất khẩu dầu thô lớn). Chính sự gia tăng đột biến của cầu nội địa trong năm 2007, do FDI và đầu tư công cùng tăng, là một nguyên nhân quan trọng gây ra lạm phát đầu năm 2008.
Đến thời điểm này, khi nguy cơ cuộc khủng hoảng tài chính sẽ ảnh hưởng mạnh lên tăng trưởng của Việt Nam, Chính phủ đã đưa ra một gói giải pháp “kích cầu”, chủ yếu tập trung vào kích thích đầu tư. Với cơ cấu kinh tế Việt Nam như đã trình bày ở trên đã quá nghiêng về đầu tư, có lẽ các biện pháp kích cầu nên tập trung vào C và G. Đặc biệt nếu lập luận “xã hội hoá” nói trên đúng phần nào, việc tăng G thông qua “nhà nước hoá” lại một số dịch vụ công có thể là một giải pháp tốt. Nếu người dân bớt được chi phí cho giáo dục và y tế, họ sẽ có nhiều tiền hơn cho tiêu dùng. Họ cũng có thể sẽ tiết kiệm nhiều hơn và số tiền đó sẽ chủ yếu chảy vào đầu tư tư nhân, điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam.
Rất tiếc báo cáo của ADB không có số liệu chi tiết về xuất nhập khẩu, tuy nhiên nhiều nhà kinh tế cho rằng phần lớn nhập khẩu của Việt Nam là nguyên vật liệu cho các mặt hàng xuất khẩu. Do đó nếu xuất khẩu giảm sút nhập khẩu cũng sẽ giảm theo, dù chậm hơn, và ảnh hưởng cuối cùng vào GDP có thể không quá lớn. Dù sao đi nữa Chính phủ cũng nên có các biện pháp hạn chế thâm hụt thương mại. Điều này không chỉ có lợi vào thời điểm suy thoái này mà còn có lợi về lâu dài. Xét về quan điểm kinh tế vĩ mô, thâm hụt thương mại là hình thức để một nước nhập khẩu tiết kiệm của nước ngoài khi tiết kiệm trong nước không đủ cho đầu tư nội địa. Do vậy để giảm thâm hụt thương mại thì hoặc phải giảm đầu tư hoặc phải tăng tiết kiệm nội địa.
Với cơ cấu đầu tư nội địa quá thiên về đầu tư nhà nước như của Việt Nam, việc chuyển dịch dần sang đầu tư tư nhân là cần thiết, vừa để tăng hiệu quả của đồng tiền đầu tư (giảm ICOR) vừa để Chính phủ có thể dồn ngân sách sang G giảm bớt gánh nặng “xã hội hoá” cho người dân. Tiết kiệm nội địa có thể điều chỉnh được qua các chính sách thuế, ví dụ tăng thuế gián thu (VAT) đồng thời giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân. Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt vào các mặt hàng xa xỉ đang phải nhập khẩu cũng giúp tăng tiết kiệm và đồng thời giảm thâm hụt thương mại. Mạnh tay hơn với các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá đối với các ngành sản xuất phải nhập khẩu nguyên vật liệu và linh kiện từ nước ngoài cũng là cách hạn chế bớt nhập khẩu.
Điểm cuối cùng, Việt Nam đã có những sai lầm trong quá trình đổi mới và mở cửa nên nền kinh tế đã có một cấu trúc không được tối ưu. Chúng ta cần nhìn nhận những sai lầm đó và kiên quyết sửa chữa. Một điều đáng tiếc là chúng ta sẽ phải trả giá cho những sai lầm này, không sớm thì muộn. Việc dịch chuyển cơ cấu đầu tư hay tương quan G/C có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, nhất là trong giai đoạn khó khăn này. Nhưng thà chấp nhận tăng trưởng chậm lại trong vài năm để điều chỉnh còn hơn là cứ tiếp tục cơ cấu kinh tế không cân bằng hiện tại. Mỹ đang phải trả giá cho cơ cấu kinh tế lệch lạc của mình, nhưng cuộc khủng hoảng sẽ qua đi và nền kinh tế Mỹ sẽ lại phát triển. Chúng ta không nên mắc lại sai lầm của Mỹ nhắm mắt làm ngơ trước những lời cảnh báo về các mất cân đối trong nền kinh tế.
(*) tựa do toà soạn đặt
Tiến sĩ Lê Hồng Giang
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hàng năm tổng hợp và công bố số liệu kinh tế xã hội của các nước thành viên trong một tài liệu gọi là “Những số liệu căn bản” (Key Indicators). Nhìn vào số liệu về tài khoản quốc gia của Việt Nam và các nước trong khu vực trong bản báo cáo của ADB năm nay, có một số điểm sau cần lưu ý.
Trước hết có thể thấy GDP của Việt Nam năm 2007 được phân bổ như sau (GDP = C + G + I + NX):
– Tiêu dùng tư nhân: C = 64,9%
– Tiêu dùng chính phủ: G = 6,1%
– Đầu tư trong nước: I = 44,1%
– Xuất khẩu ròng (xuất khẩu – nhập khẩu): NX = X – N = 73,6% – 90,2% = –16,6%
Đặc điểm đầu tiên có thể dễ dàng nhận thấy là tiêu dùng tư nhân của Việt Nam thuộc nhóm cao nhất trong khu vực Đông – Đông Nam Á (64,9%), cao hơn nhiều so với Trung Quốc (37,1%) và Thái Lan (53,5%). Ngược lại, tiêu dùng chính phủ của ta lại thuộc nhóm thấp nhất trong khu vực, chỉ có 6,1% so với 14,4% của Trung Quốc và 12,6% của Thái Lan. Nếu gộp hai mục này lại thì tiêu dùng nội địa của Việt Nam vẫn cao hơn Trung Quốc và Thái Lan nhưng đã bằng hoặc thấp hơn một số nước khác.
Tại sao tiêu dùng tư nhân (C) của Việt Nam lại cao như vậy? Có phải vì dân Việt Nam không có tính tiết kiệm? Chúng ta thường tự khen là người Việt Nam “cần cù tiết kiệm”, số liệu về tỷ lệ tiết kiệm nội địa cho thấy dân Trung Quốc và cả dân Thái Lan cũng hơn dân Việt Nam về mặt này. Cũng có thể tỷ lệ tiết kiệm của Việt Nam thấp vì đa số người dân còn nghèo nên phần lớn thu nhập phải chi cho các nhu cầu cơ bản như lương thực, y tế, giáo dục. Khi một người phải “chạy ăn từng bữa” thì không thể có tiết kiệm được. Lập luận này có vẻ hợp lý vì tiêu dùng tư nhân ở Campuchia, Indonesia và Philippines, những nước nghèo trong khu vực, cũng cao tương đương hoặc nhỉnh hơn Việt Nam. Tuy nhiên, bạn có thể đặt câu hỏi: vì nghèo nên tiết kiệm thấp hay vì không tiết kiệm nên nghèo? Hay đấy là một cái vòng luẩn quẩn?
Điều ngạc nhiên hơn là chi tiêu chính phủ (G) của Việt Nam lại thấp như vậy (6,1%). Chúng ta vẫn than phiền về bộ máy hành chính cồng kềnh và Chính phủ vẫn đang cố gắng tinh giảm biên chế để bớt gánh nặng cho ngân sách. Vậy tại sao G của Việt Nam lại chưa bằng nửa của Trung Quốc (14,4%) và Thái Lan (12,6%)? Có phải vì nguồn thu của Chính phủ thấp nên G buộc phải nhỏ? Số liệu về ngân sách cho thấy không phải vậy. Ngân sách của Việt Nam có tổng nguồn thu bằng 24,9% GDP, so với 20,6% của Trung Quốc và 17,2% của Thái Lan.
Với nguồn thu bằng 24,9% GDP năm 2007, Chính phủ đã chi tiêu tổng cộng bằng 28,1% GDP trong đó phần chi vào G chỉ có 6,1%. Như vậy 22% GDP được Chính phủ chi vào đầu tư và xây dựng cơ bản. Đây là tỷ lệ chi cho đầu tư công lớn nhất khu vực, gấp bốn lần Trung Quốc (5,5%) và hơn ba lần Thái Lan (6,6%). Có thể nói Chính phủ Việt Nam là nhà đầu tư lớn nhất trong nền kinh tế. Trong số 44,7% tổng đầu tư trong nước, Nhà nước chiếm 22%, các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm 9,3%, vậy là giới doanh nghiệp tư nhân Việt Nam chỉ đầu tư bằng 10,4%, so với 35% của Trung Quốc và 17% của Thái Lan. Tóm lại “nội lực” của Việt Nam vẫn chủ yếu nằm trong tay Nhà nước và sự “còi cọc” của khu vực tư nhân có thể là hậu quả của hiệu ứng lấn át (là hiệu ứng nhà nước hoạt động kinh tế quá nhiều nên lấn át cơ hội sử dụng nguồn lực của tư nhân vì tổng nguồn lực của nền kinh tế là hữu hạn).
Vài năm gần đây Việt Nam cổ vũ và khuyến khích quá trình “xã hội hoá” nhiều dịch vụ công như xây dựng cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, thể thao, và mới nhất là công chứng. Nếu hiểu “xã hội hoá” là dỡ bỏ các rào cản pháp lý để các thành phần kinh tế tư nhân có thể cùng Nhà nước (và cạnh tranh với Nhà nước) cung cấp các dịch vụ công này thì đây là điều đáng khuyến khích. Tuy nhiên nếu “xã hội hoá” là một hình thức Nhà nước đẩy một phần trách nhiệm cung cấp các dịch vụ công vào tay người dân thì kết quả sẽ là G giảm và C tăng. Ví dụ trước đây người dân được khám bệnh miễn phí, thực ra chi phí cho việc khám bệnh nằm trong G, nay ngành y tế được “xã hội hoá” – người bệnh phải trả một phần viện phí nên C tăng lên. Việc G của Việt Nam giảm liên tục từ 12,3% năm 1990 đến 6,1% năm 2007 có thể là một dấu hiệu đáng ngại của xu hướng “xã hội hoá” các dịch vụ công kiểu này. Trong khi đó G của Trung Quốc dao động trong khoảng 14 – 15% còn của Thái Lan tăng liên tục từ 9,4 – 12,6%.
Tương quan G/C thấp của Việt Nam còn có thể do hệ thống an sinh và bảo hiểm xã hội của Việt Nam còn quá nhỏ và yếu. Ngay cả trong trường hợp các quỹ bảo hiểm xã hội (hưu trí, thất nghiệp, y tế) được đặt ngoài ngân sách (như của Việt Nam hiện tại), Chính phủ vẫn phải thường xuyên bù lỗ cho các quỹ này, nhất là trong các giai đoạn kinh tế khó khăn. Nâng cao mức phúc lợi cho người dân từ các quỹ này, gián tiếp làm tăng G, vừa giúp giảm bớt khó khăn trong cuộc sống của người dân vừa tạo ra một cơ chế “kích thích tài khoá tự động” cho nền kinh tế.
Số liệu về tổng thu ngân sách của Việt Nam tăng liên tục từ 21,9% năm 1990 lên 28,1% năm 2007. Vậy G giảm liên tục chứng tỏ đầu tư chính phủ đã tăng không ngừng. Có thể đây là chiến lược phát triển của Việt Nam: tăng tốc đầu tư chính phủ (vào các tập đoàn nhà nước) để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhưng rõ ràng chiến lược này có giới hạn của nó. Giữ G thấp quá lâu sẽ làm ảnh hưởng đến vốn con người và vốn xã hội trong khi tăng đầu tư nhà nước có hiệu quả không cao vì vừa dễ bị thất thoát vừa bị hạn chế bởi năng lực và cơ chế quản lý. Một bằng chứng rất rõ là nhiều nhà kinh tế đã cảnh báo tỷ lệ đầu tư trên tăng trưởng (ICOR) của Việt Nam đang tăng liên tục và cao hơn nhiều nước trong khu vực (ICOR trung bình của Việt Nam tính theo số liệu của ADB từ năm 2001 đến 2007 là 5,5).
Bên cạnh chiến lược phát triển dựa vào đầu tư của Chính phủ, Việt Nam cũng học tập (theo lời khuyên của ngân hàng Thế giới) chiến lược phát triển hướng vào xuất khẩu của nhiều nước, lãnh thổ ở châu Á đã và đang thành công như Đài Loan, Hàn Quốc, Hong Kong, Singapore, Malaysia và Trung Quốc. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2007 đạt 167% GDP, cao hơn của Trung Quốc (72%) và Thái Lan (139%) nhưng vẫn thấp hơn Malaysia (200%), Hong Kong và Singapore (400%). Đây là một chiến lược phát triển nhiều rủi ro vì nó phụ thuộc vào cầu thế giới, một điều các nước nhỏ không thể tác động được. Điều này có thể thấy rất rõ khi các nước châu Á có độ mở tương đương với Việt Nam đều đang bị suy thoái khá nghiêm trọng do cầu thế giới sụt giảm trong nửa sau năm 2008.
Tất nhiên chấp nhận rủi ro là để được những thuận lợi khác: các nước áp dụng chính sách phát triển dựa vào xuất khẩu đều đã có những giai đoạn phát triển vượt bực, là hình mẫu cho cả thế giới. Tuy nhiên khi áp dụng chiến lược này có một điểm Việt Nam không bắt chước được là luôn bị thâm hụt thương mại. Trong tất cả các nước trong khu vực có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lớn hơn 70% GDP, chỉ có Việt Nam và Campuchia bị thâm hụt cán cân thương mại (nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu). Trong khi Campuchia bị thâm hụt có lẽ do tiêu dùng nội địa (C+G) quá cao (84%), Việt Nam bị thâm hụt chủ yếu vì đầu tư nội địa cao (tiêu dùng nội địa của Việt Nam tương đương với các nước có thặng dư thương mại).
Tổng tiết kiệm của Việt Nam năm 2007 là 29,8% GDP, khá thấp so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên số tiết kiệm này thừa đủ cho đầu tư tư nhân trong nước (10%), cho nên Việt Nam phải nhập khẩu vốn (NX = –16,6%) hoàn toàn để tài trợ cho đầu tư nhà nước. Tóm lại, Việt Nam đã áp dụng chính sách phát triển dựa vào gia tăng đầu tư nhà nước (trong khi giảm dần G) để kích thích xuất khẩu. Nhưng vì đầu tư nhà nước có hiệu quả không cao nên tăng trưởng kinh tế không đủ bù đắp nhu cầu vốn nội tại, do vậy cán cân thương mại đã và đang thâm hụt nặng nề.
Nửa đầu năm 2008 Việt Nam đã chịu sức ép lạm phát rất lớn. Nguyên nhân trực tiếp đã được nhiều người chỉ ra là tốc độ tăng cung tiền và tín dụng quá nhanh trong năm 2007, một phần do ngân hàng Nhà nước đã không kịp thời hoặc không có khả năng trung hoà (sterilize) hoạt động mua ngoại tệ khi dòng FDI tăng vọt trong năm. Tuy nhiên nhìn từ khía cạnh tài khoản quốc gia, nguy cơ lạm phát có thể còn do tốc độ tăng trưởng của cầu nội địa (DD = C+G+I). Số liệu của ADB cho thấy năm 2007 C tăng 9,6%, G tăng 8,9% và I tăng 24,2%. Trong khi đó tăng trưởng của tổng sản lượng chỉ là 8,5%, nhỏ hơn tất cả các cấu thành của cầu nội địa.
Kết hợp với trọng số của các cấu thành nói trên có thể tính được tốc độ tăng cầu nội địa cho Việt Nam năm 2007 là 15%, gần gấp đôi so với tốc độ tăng GDP. Trong khi đó, các nước khác trong khu vực và ngay cả Việt Nam trong những năm trước đó đều có tốc độ tăng cầu nội địa tương đương với tốc độ tăng GDP, nếu có chênh lệch cũng không đến mức gấp đôi như vậy (trừ Brunei là một nước rất nhỏ và có tỷ trọng xuất khẩu dầu thô lớn). Chính sự gia tăng đột biến của cầu nội địa trong năm 2007, do FDI và đầu tư công cùng tăng, là một nguyên nhân quan trọng gây ra lạm phát đầu năm 2008.
Đến thời điểm này, khi nguy cơ cuộc khủng hoảng tài chính sẽ ảnh hưởng mạnh lên tăng trưởng của Việt Nam, Chính phủ đã đưa ra một gói giải pháp “kích cầu”, chủ yếu tập trung vào kích thích đầu tư. Với cơ cấu kinh tế Việt Nam như đã trình bày ở trên đã quá nghiêng về đầu tư, có lẽ các biện pháp kích cầu nên tập trung vào C và G. Đặc biệt nếu lập luận “xã hội hoá” nói trên đúng phần nào, việc tăng G thông qua “nhà nước hoá” lại một số dịch vụ công có thể là một giải pháp tốt. Nếu người dân bớt được chi phí cho giáo dục và y tế, họ sẽ có nhiều tiền hơn cho tiêu dùng. Họ cũng có thể sẽ tiết kiệm nhiều hơn và số tiền đó sẽ chủ yếu chảy vào đầu tư tư nhân, điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam.
Rất tiếc báo cáo của ADB không có số liệu chi tiết về xuất nhập khẩu, tuy nhiên nhiều nhà kinh tế cho rằng phần lớn nhập khẩu của Việt Nam là nguyên vật liệu cho các mặt hàng xuất khẩu. Do đó nếu xuất khẩu giảm sút nhập khẩu cũng sẽ giảm theo, dù chậm hơn, và ảnh hưởng cuối cùng vào GDP có thể không quá lớn. Dù sao đi nữa Chính phủ cũng nên có các biện pháp hạn chế thâm hụt thương mại. Điều này không chỉ có lợi vào thời điểm suy thoái này mà còn có lợi về lâu dài. Xét về quan điểm kinh tế vĩ mô, thâm hụt thương mại là hình thức để một nước nhập khẩu tiết kiệm của nước ngoài khi tiết kiệm trong nước không đủ cho đầu tư nội địa. Do vậy để giảm thâm hụt thương mại thì hoặc phải giảm đầu tư hoặc phải tăng tiết kiệm nội địa.
Với cơ cấu đầu tư nội địa quá thiên về đầu tư nhà nước như của Việt Nam, việc chuyển dịch dần sang đầu tư tư nhân là cần thiết, vừa để tăng hiệu quả của đồng tiền đầu tư (giảm ICOR) vừa để Chính phủ có thể dồn ngân sách sang G giảm bớt gánh nặng “xã hội hoá” cho người dân. Tiết kiệm nội địa có thể điều chỉnh được qua các chính sách thuế, ví dụ tăng thuế gián thu (VAT) đồng thời giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân. Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt vào các mặt hàng xa xỉ đang phải nhập khẩu cũng giúp tăng tiết kiệm và đồng thời giảm thâm hụt thương mại. Mạnh tay hơn với các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá đối với các ngành sản xuất phải nhập khẩu nguyên vật liệu và linh kiện từ nước ngoài cũng là cách hạn chế bớt nhập khẩu.
Điểm cuối cùng, Việt Nam đã có những sai lầm trong quá trình đổi mới và mở cửa nên nền kinh tế đã có một cấu trúc không được tối ưu. Chúng ta cần nhìn nhận những sai lầm đó và kiên quyết sửa chữa. Một điều đáng tiếc là chúng ta sẽ phải trả giá cho những sai lầm này, không sớm thì muộn. Việc dịch chuyển cơ cấu đầu tư hay tương quan G/C có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, nhất là trong giai đoạn khó khăn này. Nhưng thà chấp nhận tăng trưởng chậm lại trong vài năm để điều chỉnh còn hơn là cứ tiếp tục cơ cấu kinh tế không cân bằng hiện tại. Mỹ đang phải trả giá cho cơ cấu kinh tế lệch lạc của mình, nhưng cuộc khủng hoảng sẽ qua đi và nền kinh tế Mỹ sẽ lại phát triển. Chúng ta không nên mắc lại sai lầm của Mỹ nhắm mắt làm ngơ trước những lời cảnh báo về các mất cân đối trong nền kinh tế.
(*) tựa do toà soạn đặt
Tiến sĩ Lê Hồng Giang
Tuesday, 3 February 2009
Đồng Bảng rớt giá và ... xếp hạng đại học của Anh rớt theo
The Financial Times published its Global MBA (full-time) rankings this week. Warwick dropped a few places from #29 to #37. This drop was consistent with other top UK schools; notably Judge (7 places), Cranfield (5 places), Manchester (10 places) and Lancaster (5 places). London Business School was the only top 40 UK school to maintain its position.
The rankings are based on many factors that are weighted differently. A significant piece comes from participants' relative salaries pre and post MBA. A school that accepts many students with low pre-MBA salaries and propels them into high paying post-MBA jobs will do well in the rankings. To my mind, this makes no sense as there will surely be a positive correlation between pre-MBA salary and years of experience. These years of experience translate to a better MBA experience for all involved, and surely a better school.
In addition, Warwick and other UK schools won't have been helped by the current weakness of the Pound against the US Dollar when calculating salary based ranking factors.
When compared to their UK peer group, Warwick accepts students with an average higher number of years of experience. This is good for all concerned, but could negatively impact rankings. Warwick rightly makes no apology for this.
Of course salaries aren't the only factor. Others include doctoral rank, aims achieved, placement success rank, and percentage employed 3 months after graduation. Warwick works hard in all these areas. I've been nothing but impressed with the focus and commitment of Warwick's Personal and Career Development team. Whereas current participants get the benefit of this team now, there is a 3 year lag before the fruits of this team's labour will show up in the rankings.
The rankings are based on many factors that are weighted differently. A significant piece comes from participants' relative salaries pre and post MBA. A school that accepts many students with low pre-MBA salaries and propels them into high paying post-MBA jobs will do well in the rankings. To my mind, this makes no sense as there will surely be a positive correlation between pre-MBA salary and years of experience. These years of experience translate to a better MBA experience for all involved, and surely a better school.
In addition, Warwick and other UK schools won't have been helped by the current weakness of the Pound against the US Dollar when calculating salary based ranking factors.
When compared to their UK peer group, Warwick accepts students with an average higher number of years of experience. This is good for all concerned, but could negatively impact rankings. Warwick rightly makes no apology for this.
Of course salaries aren't the only factor. Others include doctoral rank, aims achieved, placement success rank, and percentage employed 3 months after graduation. Warwick works hard in all these areas. I've been nothing but impressed with the focus and commitment of Warwick's Personal and Career Development team. Whereas current participants get the benefit of this team now, there is a 3 year lag before the fruits of this team's labour will show up in the rankings.
Monday, 2 February 2009
Case study về chủ tịch hội đồng quản trị ở Việt Nam
Chú ý một Chairman "trẻ" ... Nguyễn Tuấn Quỳnh
http://www.vneconomy.vn/20090129033139563P0C5/nghe-chu-tich-hoi-dong-quan-tri.htm
Ông Trung cho biết đa số chủ tịch hội đồng quản trị trong những công ty Việt Nam đều phải làm những phần việc của giám đốc. “Bởi thế để tiện điều hành, nhiều công ty chọn giải pháp chủ tịch kiêm tổng giám đốc”, ông Trung nhận xét. => ặc, lấn quyền
“Đôi khi mình phải làm trọng tài để giữ hòa khí trong hội đồng quản trị, lúc phải đặt bút ký một hợp đồng làm ăn mà tổng giám đốc nhát tay, hay phải phán quyết việc sa thải một trường hợp mà những người điều hành khó xử..., bởi thật khó đưa ra một lý do xác đáng mà chủ yếu vì cảm tính”, ông Quỳnh tâm sự. => lại lấn quyền
Nhận ra những điều lâu nay không chuyên nghiệp của mình, ông Thắng tiết lộ: “Chúng tôi đang làm một cuộc tái cấu trúc cho công ty. Tôi sẽ không còn giữ nhiều ghế chủ tịch hội đồng quản trị nữa mà sẽ chỉ còn duy nhất chức danh chủ tịch của Tập đoàn Đồng Tâm, công ty mẹ, để tập trung cho chiến lược phát triển, những phần việc mang tính vĩ mô. Ở bên dưới, từ chủ tịch hội đồng quản trị đến tổng giám đốc các công ty con sẽ được trao quyền rõ ràng”. => đúng, làm vậy đi
http://www.vneconomy.vn/20090129033139563P0C5/nghe-chu-tich-hoi-dong-quan-tri.htm
Ông Trung cho biết đa số chủ tịch hội đồng quản trị trong những công ty Việt Nam đều phải làm những phần việc của giám đốc. “Bởi thế để tiện điều hành, nhiều công ty chọn giải pháp chủ tịch kiêm tổng giám đốc”, ông Trung nhận xét. => ặc, lấn quyền
“Đôi khi mình phải làm trọng tài để giữ hòa khí trong hội đồng quản trị, lúc phải đặt bút ký một hợp đồng làm ăn mà tổng giám đốc nhát tay, hay phải phán quyết việc sa thải một trường hợp mà những người điều hành khó xử..., bởi thật khó đưa ra một lý do xác đáng mà chủ yếu vì cảm tính”, ông Quỳnh tâm sự. => lại lấn quyền
Nhận ra những điều lâu nay không chuyên nghiệp của mình, ông Thắng tiết lộ: “Chúng tôi đang làm một cuộc tái cấu trúc cho công ty. Tôi sẽ không còn giữ nhiều ghế chủ tịch hội đồng quản trị nữa mà sẽ chỉ còn duy nhất chức danh chủ tịch của Tập đoàn Đồng Tâm, công ty mẹ, để tập trung cho chiến lược phát triển, những phần việc mang tính vĩ mô. Ở bên dưới, từ chủ tịch hội đồng quản trị đến tổng giám đốc các công ty con sẽ được trao quyền rõ ràng”. => đúng, làm vậy đi
M&A 2008
M&A 2008: tăng 46% (năm nay hi vọng 3 con số!!!)
http://www.vneconomy.vn/20090121110334254P0C5/nhin-lai-cac-vu-mua-ban-cong-ty-dang-chu-y-nam-qua.htm
http://www.vneconomy.vn/20090121110334254P0C5/nhin-lai-cac-vu-mua-ban-cong-ty-dang-chu-y-nam-qua.htm
Subscribe to:
Posts (Atom)